TRẬT KHỚP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP HIỆU QUẢ NHẤT

Trật khớp thường xảy ra khi chúng ta gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động và những tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc các chấn thương do chơi thể thao. Nhiều người cho rằng trật khớp chỉ là thương tích nhẹ và có thể tự điều trị. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi nếu không có phương pháp điều trị đúng thì hậu quả của trật khớp có thể rất nặng nề.

Trật khớp là gì? Làm sao để biết được mình bị trật khớp?

 

Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương làm cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch vị trí. Hậu quả của những chấn thương nặng là trật khớp, kèm theo đó là tình trạng tổn thương nặng của dây chằng, bao khớp và những cấu trúc xung quanh.

 

Đa số các trường hợp trật khớp đều có thể quay lại trạng thái ban đầu nếu được chữa trị sớm và kịp thời, Tuy vậy, đối với những khớp đã từng bị chấn thương(nhất là khớp vai) thì sẽ dễ bị trật khớp trở lại.

 

Nguy cơ trật khớp có thể xảy ra tại hầu như các khớp trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là khớp vai và khớp ngón tay. Tiếp đến là nhóm khớp có rủi ro cao: khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp hông. 

 

Nếu bạn đang nghi ngờ mình trật khớp, bạn nên đến khoa xương khớp tại các bệnh viện lớn để được bác sĩ thăm khám, chỉnh hình và đưa xương khớp trở về đúng vị trí càng sớm càng tốt. Việc chần chừ điều trị trật khớp có thể gây tổn hại đến dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu thuộc khớp bị trật gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

 

Nhầm lẫn giữa trật khớp và bong gân

Chúng ta dễ dàng nhầm lẫn giữa bong gân và trật khớp bởi chúng thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp/gián tiếp vào vùng khớp. Biểu hiện của bong gân tùy thuộc theo mức độ nặng của chấn thương. Các triệu chứng thường gặp khi bong gân đó là đau, bầm tím tụ máu vùng khớp, sưng nề, khả năng vận động khớp giảm và chi thể bị tổn thương. Nếu trong trường hợp nặng thì bong gân có thể dẫn đến lỏng khớp và mất chức năng của khớp.

 

Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn nhiều lần so với tình trạng bong gân. Khi bị trật khớp, chúng ta thường nhận biết qua các triệu chứng như: biến dạng khớp, sưng nề và bầm tím phần mềm quanh khớp, không thể vận động được, cảm giác tê bì, kiến bò vùng chi thể phía dưới khớp bị trật.Trật khớp có thể gây nên biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh.

Đối tượng nào dễ bị trật khớp?

 

Trật khớp thường xảy ra khi khớp phải chịu 1 tác động lớn do va chạm mạnh hoặc do té ngã trong khi chơi thể thao, lao động hay chỉ là những hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ai trong chúng ta đều có thể bị trật khớp, trong đó những đối tượng có nguy cơ trật khớp cao bao gồm:

- Các vận động viên

- Người lớn tuổi

- Trẻ em

- Người có dây chằng lỏng lẻo bẩm sinh

- Người làm công việc nặng

 

Nhiều trường hợp bị trật khớp do mang vác nặng hoặc do thay đổi chuyển động đột ngột. Vì vậy việc chủ động bảo vệ xương khớp trước mọi cử động và hoạt động là biện pháp tối ưu để giảm thiểu rủi ro trật khớp.

Phương pháp điều trị trật khớp

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, nghiêm trọng của chấn thương và sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có quyết định phương pháp điều trị trật khớp. Thông thường, một lộ trình điều trị trật khớp sẽ có những bước dưới đây:

Nắn chỉnh xương về đúng vị trí

Bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh đưa xương của bệnh nhân về đúng vị trí bằng những tác động nhẹ nhàng. Thông thường, trước khi tiến hành nắn chỉnh, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ hoặc toàn thân để làm giảm đau đớn.

Nẹp cố định khớp

Các đầu xương sau khi được đưa về đúng vị trí trong ổ khớp thì sẽ được bác sĩ nẹp cố định khớp trong vài tuần. Nếu bác sĩ kiểm tra thấy đầu xương được ổn định, liên kết chặt chẽ với ổ khớp thì nẹp cố định sẽ được gỡ bỏ.

Phẫu thuật

Đối với trường hợp không thể điều trị bằng các động tác chỉnh hình thì bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật. Những đối tượng bị tổn thương mạch máu, dây thần kinh và dây chằng ở khớp, bị trật hoặc trật khớp tái phát cũng là những đối tượng thường được chỉ định phẫu thuật.

Phục hồi chức năng

Sau khi bạn tháo nẹp, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phục hồi chức năng theo chương trình được thiết kế riêng cho mỗi người để khôi phục khả năng cử động và độ dẻo dai của các khớp. Trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng khớp, bạn nên bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

 

Phòng ngừa trật khớp như thế nào?

Chúng ta có thể chủ động phòng và tránh nguy cơ trật khớp bằng biện pháp bảo vệ xương khớp khỏi những chấn thương do chịu lực tác động mạnh từ những hành động như:

- Tránh vấp ngã

- Mặc đồ và dụng cụ bảo hộ khi tham gia thể thao hoặc làm những công việc trên cao ở công trường

- Tuân thủ luật giao thông phòng tránh tai nạn’

- Tập luyện thể chất điều độ để xương khớp luôn dẻo dai

 

Yếu tố an toàn trong sinh hoạt hàng ngày là cách tốt nhất hạn chế nguy cơ trật khớp xảy ra. Bởi vậy, trước khi tham gia bất cứ hoạt động nào bạn hãy bảo hộ bản thân và lường trước những yếu tố có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khớp.

Thêm nữa, bạn có thể sử dụng những sản phẩm nuôi dưỡng sụn khớp như viên uống Mussel Sanct Bernhard. Trong sản phẩm chứa thành phần vẹm xanh New Zealand: có tác dụng củng cố sự linh hoạt và di động của các khớp xương; đây là giải pháp hiệu quả cho cả 2 triệu chứng bệnh viêm xương khớp và thấp khớp bao gồm các vấn đề liên quan đến độ cứng, đau, viêm và sự vận động của các khớp xương.Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong sản phẩm viên bổ khớp Mussel kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C giúp điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.

 

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về trật khớp cũng như những phương pháp điều trị và phòng ngừa trật khớp. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!