LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH VIÊM KHỚP?

Hiện nay có nhiều loại viêm khớp và các triệu chứng của chúng cũng tương tự nhau. Những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn theo thời gian nên việc tìm hiểu và phát hiện được các dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp để có giải pháp kịp thời là rất cần thiết.

Những biểu hiện của viêm khớp

Đau khớp

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp là đau khớp ngón tay - đây cũng là lý do khiến hầu hết người bệnh tìm đến bác sĩ. Cơn đau có thể khác nhau và tùy theo loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu như đa số những người bị viêm khớp cảm thấy cơn đau tăng lên khi hoạt động và dịu lại khi được nghỉ ngơi. Những triệu chứng phổ biến khác như là đau trầm trọng hơn khi đi kèm hoạt động, cơn đau tăng nặng khi thời tiết thay đổi.

Sưng khớp

Tình trạng sưng khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phổ biến nhất chính là viêm khớp. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp đó là tổn thương khớp. Bởi vậy, nếu không có tổn thương trước đó thì có thể việc sưng là do viêm khớp. Một số xét nghiệm có thể thực hiện: kiểm tra máu, chọc hút ổ dịch khớp. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp bạn xác định xem việc sưng khớp có phải do viêm khớp hay do nhiễm khuẩn hoặc gout.

 

Cứng khớp 

Thông thường, những người bị viêm khớp hầu như gặp phải tình trạng cứng khớp. Bạn có thể kiểm tra chuyển động của khớp bị đau bằng biện pháp so sánh với khớp ở bên đối diện. Tình trạng cứng khớp sẽ trở nặng hơn vào sáng sớm hoặc sau khi bạn ngồi tại 1 vị trí quá lâu. Khi chúng ta di chuyển và hoạt động thì tình trạng cứng khớp sẽ giảm bớt. Ngoài ra để giảm cứng khớp, chúng ta có thể dùng nhiệt và các thuốc chống viêm.

Biến dạng khớp

Khi sụn khớp bị bào mòn bởi viêm khớp thì khớp có thể xuất hiện sự biến dạng. Sụn khớp bị bào mòn, khớp có thể xuất hiện các góc cạnh và sự biến dạng khớp được nhìn thấy rõ nhất ở khớp ngón tay và khớp gối. 

 

Sụn khớp bị bào mòn thì lớp lót mịn bao phủ khớp sẽ bị mất làm khớp di chuyển kém trơn tru. Chúng ta có thể cảm nhận, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh “lạo xạo, ken két” phát ra từ khớp. Khi đặt tay lên khớp và uốn cong khớp lại, ta có thể cảm nhận rõ cảm giác này. 

 

Thêm nữa, viêm khớp có thể gây nên sự hình thành của túi chất lỏng hoặc gai xương. Chúng thường biểu hiện như là những khối u xung quanh khớp. Các khối sưng và u nhô lên tuy không nhạy cảm với sự va chạm nhưng lại có vẻ ngoài không đều. Đa số người bệnh nhận thấy những biểu hiện này trên các khớp nhỏ của các ngón tay và chúng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác trên cơ thể. 

 

Đau khi ấn khớp

Thông thường, các khớp bị viêm thường rất nhạy cảm. Nếu một khớp bị viêm thì việc ấn xung quanh khớp sẽ có cảm giác đau

 

Nóng và đỏ khớp

Nóng và đỏ khớp là một trong những triệu chứng của viêm khớp. Khi thấy những triệu chứng này, bạn hãy đến bác sĩ thăm khám ngay bởi đây có thể là trạng thái nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.

Phòng ngừa để giảm các triệu chứng viêm khớp

Giảm cân và tập thể dục đều đặn

Việc giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp bởi khi bạn thừa cân sẽ gây nên nhiều áp lực lên đầu gối và khớp hông, khiến nguy cơ viêm khớp tăng thêm. Một bài tập nhẹ nhàng như việc đi bộ thường xuyên, tập yoga cũng là những động tác rất tốt giúp thư giãn khớp. Thêm nữa, chúng ta có thể xoa bóp các khớp bị tổn thương để phòng ngừa chứng viêm khớp.

Thay đổi lối sống

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc thì sẽ có tình trạng viêm khớp cao hơn, bởi vậy ngay từ bây giờ bạn hãy bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút. Thêm nữa, chúng ta hãy quản lý tốt stress bởi việc stress liên quan đến mức độ cao hơn của tình trạng viêm bên trong cơ thể. Thêm nữa, chúng ta nên ngủ đủ giấc bởi việc thiếu ngủ liên quan tới các dấu hiệu viêm tăng lên.

 

Giữ ấm khớp khi thời tiết thay đổi

Việc bảo vệ khớp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trời trở lạnh giúp ngăn chặn cơn đau khớp, cứng khớp.

 

Chế độ ăn uống chống viêm

Một chế độ ăn uống chống viêm, giảm thiểu các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu axit alpha-linolenic được khuyến khích đối với những người đang cố gắng kiểm soát tình trạng viêm và những người muốn có cơ thể khỏe mạnh. Một ví dụ tốt về một chế độ ăn uống chống viêm là chế độ ăn Địa Trung Hải. Trong chế độ ăn này, chúng ta tiêu thụ nhiều trái cây, ngũ cốc, rau củ, các loại hạt và các loại đậu. Cá và hải sản được tiêu thụ vài lần mỗi tuần còn gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua được dùng vừa phải. Đặc biệt, chế độ này hạn chế dùng thịt đỏ và các loại kẹo.

 

Thêm nữa, ăn những thực phẩm chứa Vitamin D và Canxi giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho người bị viêm khớp. Canxi giúp tái tạo xương còn Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ Canxi.

 

Nếu bạn đang bị viêm khớp và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng những biện pháp can thiệp tại nhà thì nên thăm khám bác sĩ và áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Green Lipped Mussel thuộc nhãn hàng Sanct Bernhard. Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong sản phẩm kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C giúp bạn điều trị và cải thiện các vấn đề xương khớp rất tốt.

 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp cho bạn có thêm thông tin về những cách phát hiện sớm bệnh xương khớp và giải pháp cho bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!