GOUT - KẺ THÙ HÀNG ĐẦU CỦA XƯƠNG KHỚP
Hiện nay, bởi chế độ ăn uống kém lành mạnh và thói quen sinh hoạt thất thường, rất nhiều người đã mắc phải chứng thống phong, hay còn được gọi với cái tên quen thuộc: bệnh Gout. Căn bệnh này xuất hiện bởi sự tích tụ hàm lượng axit uric khá cao trong cơ thể và bệnh thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh Gout và những ảnh hưởng của nó đến xương khớp hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chi tiết nhé!
Gout là gì?
Gout là một trong những bệnh y khoa thường xuất hiện nhất hiện nay. Đây là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của những tinh thể axit uric có trong khớp. Axit uric là sản phẩm phân hủy từ purin có trong nhiều loại thực phẩm. Thông thường, cơ thể của chúng ta sẽ đào thải axit uric ra ngoài qua đường bài tiết(tiểu tiện), tuy nhiên khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin thì cơ thể sẽ không kịp thực hiện các hoạt động sàng lọc dẫn đến lượng axit uric tăng cao và viêm khớp gây đau đớn. Thậm chí việc tăng cao axit uric có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận: sỏi thận, tắc nghẽn các ống lọc và làm suy thận.
Dấu hiệu của Gout và ảnh hưởng của Gout đến xương khớp
Biểu hiện thường gặp của bệnh Gout dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh viêm khớp phổ biến và phức tạp. Bệnh Gout có biểu hiện đặc trưng là những cơn đau đột ngột và sưng đỏ ở các khớp, vị trí đau đớn nhất là khớp ở gốc ngón chân cái.
Triệu chứng của Gout có thể xuất hiện và biến mất ngay lập tức khiến chúng ta chủ quan và không phát hiện, điều trị bệnh kịp thời. Tuy vậy, bạn cần chú ý đến những điểm đặc trưng để sớm phát hiện ra bệnh:
- Đau khớp gối dữ dội: bệnh Gout thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái hoặc bất cứ vị trí khớp nào trên cơ thể: cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay… Những cơn đau đầu tiên có thể kéo dài trong vòng 4-12h.
- Khó chịu kéo dài: Khi cơn đau nghiêm trọng đầu tiên giảm đi thì chúng ta sẽ cảm nhận được sự khó chịu ở khớp kéo dài từ vài ngày đến vài vài tuần. Những cơn đau này có khả năng kéo dài và gây ảnh hưởng đến những khớp khác trong cơ thể.
- Trạng thái viêm và tấy đỏ: Tại những khớp bị ảnh hưởng thì sẽ gặp tình trạng sưng đỏ và nóng rát.
- Người bệnh di chuyển khó khăn: Khi bệnh Gout nặng hơn, những cử động của bạn: cầm nắm hay đi lại sẽ gặp khó khăn.
Đi tìm nguyên nhân của bệnh Gout
Bệnh Gout xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ ở trong khớp dẫn đến tình trạng viêm và đau dữ dội. Các tinh thể urat được hình thành khi cơ thể chúng ta có nồng độ axit uric cao ở trong máu. Nguyên nhân chủ yếu do axit uric được sản sinh để phân hủy purin - đây là chất được tìm thấy trong cơ thể và trong một số loại thịt màu đỏ, nội tạng động vật và hải sản.
Như đã nói ở trên, cơ thể của chúng ta sẽ đào thải axit uric ra ngoài qua đường bài tiết(tiểu tiện). Nhưng nhiều khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric mà thận của bạn lại tiết ra quá ít axit uric. Khi điều này xảy ra, lượng axit uric đọng lại trong cơ thể hình thành các tinh thể urat sắc nhọn như kim ở trong khớp hoặc các mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Qua đây chúng ta có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout là do chế độ ăn uống của chúng ta kém khoa học dẫn đến việc cơ thể không thể kịp thời đào thải chất cặn ra ngoài.
Biện pháp phòng ngừa Gout
“Có thể chữa bệnh Gout được không?” là thắc mắc phổ biến của nhiều người bệnh. Câu trả lời đó là: bệnh Gout có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống…
Tuy vậy, để hạn chế những rủi ro từ căn bệnh này, biện pháp tốt nhất là chúng ta nên phòng ngừa ngay từ ban đầu. Dưới đây là những hướng dẫn về chế độ ăn uống nhằm giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc phải bệnh Gout:
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống từ 2-2.5 lít nước. Hạn chế những đồ uống có đường, đặc biệt là đồ ngọt bởi chúng chứa hàm lượng fructose cao.
- Hạn chế/ tránh rượu bia: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rượu bia làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng của Gout ở nam giới. Nếu bạn không thể hạn chế được rượu bia, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được liều lượng bạn có thể uống được là bao nhiêu hoặc loại rượu bia nào phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Nạp protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo: Các sản phẩm này có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại Gout. Bởi vậy, đây là những nguồn protein tốt nhất cho bạn.
- Hạn chế ăn thịt, cá và thịt gia cầm: Chúng ta không cắt hoàn toàn mà có thể thêm chúng vào thực đơn hàng ngày với một hàm lượng phù hợp, đồng thời kết hợp với các dưỡng chất khác để bữa ăn đa dạng và giúp phòng Gout tốt hơn.
- Duy trì trọng lượng cơ thể: Việc giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên chúng ta cần tránh việc nhịn ăn hoặc giảm cân cấp tốc bởi làm vậy có thể khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng.
- Dùng thuốc bổ trợ chứa Tinh chất vẹm xanh New Zealand kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C như sản phẩm Mussel Sanct Bernhard giúp cải thiện tình trạng viêm, đau mà bệnh gout tác động đến
Qua bài viết trên, Thanh Trang hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh Gout cũng như tác động của Gout đến xương khớp. Hãy giữ gìn sức khỏe và chăm sóc bản thân nhiều hơn bạn nhé!
Bài viết cùng chuyên mục
- Dành những điều tốt nhất cho sức khỏe của bạn
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Ginko và tác dụng từ các sản phầm chiết xuất từ Ginko.
- Chương trình Kết nối Zalo - Tri ân khách hàng
- SELEN CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI?
- Chương trình du lịch Hàn Quốc cùng công ty Thanh Trang
- Tri ân khách hàng chương trình du lịch Hàn Quốc mùa thu 2017
- Họp mặt tổng kết năm 2017
- Tri ân khách hàng chương trình quà tặng tháng 3/2018
- TÁC DỤNG OMEGA 369 TỪ DẦU HẠT LANH - BẠN CÓ BIẾT?