TẠI SAO TRẺ KHỎE MẠNH VẪN CẦN BỔ SUNG VITAMIN TỔNG HỢP
Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé:
Vitamin có nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, nên tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, cơ thể khó mà có đủ vi chất cần thiết, đó là do: chất lượng thực phẩm giảm sút do quá trình nuôi trồng (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phân bón…), đóng gói, chuyên chở, lưu trữ kéo dài hay do rửa quá kỹ, chiên, xào làm giảm đáng kể lượng vitamin... Đối với trẻ bệnh, suy dinh dưỡng, chậm lớn thì việc bổ sung vitamin là cần thiết.
Đối với trẻ béo phì trong chế độ ăn hạn chế chất béo nên việc hấp thu vitamin A, D, E, K kém vì đó là những vitamin tan trong chất béo.
Thông thường, trẻ ít khi thiếu hụt một loại vitamin đơn độc mà thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Chính vì vậy cần bổ sung vitamin cho trẻ nhất là giai đoạn trẻ sơ sinh đến 12 tuổi - giai đoạn “vàng” cho sự phát triển thể chất, tâm thần vận động. Nếu không được bổ sung kịp thời vitamin thiết yếu thì dù sau này có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng rất khó để phục hồi.
Đối với trẻ béo phì trong chế độ ăn hạn chế chất béo nên việc hấp thu vitamin A, D, E, K kém vì đó là những vitamin tan trong chất béo.
Thông thường, trẻ ít khi thiếu hụt một loại vitamin đơn độc mà thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Chính vì vậy cần bổ sung vitamin cho trẻ nhất là giai đoạn trẻ sơ sinh đến 12 tuổi - giai đoạn “vàng” cho sự phát triển thể chất, tâm thần vận động. Nếu không được bổ sung kịp thời vitamin thiết yếu thì dù sau này có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng rất khó để phục hồi.
Trẻ khỏe mạnh có cần bổ sung vitamin tổng hợp?
Chúng ta thấy rằng, tất cả trẻ em trong diện bổ sung vitamin trong chương trình quốc gia là không ngoại trừ trẻ sức khỏe yếu hay trẻ khỏe mạnh. Trước khi bổ sung vitamin, Chính phủ không bắt buộc trẻ xét nghiệm máu để chứng minh cơ thể trẻ đang bị thiếu vi chất. Điều đó chứng tỏ dù trẻ đang khỏe mạnh thì vẫn có nguy cơ bị thiếu vi chất như trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Vì sao trẻ khỏe mạnh vẫn có nguy cơ thiếu vitamin?
Một điều trái ngược là cơ thể con người không thể tự sản sinh ra vitamin nhưng vitamin lại dễ dàng bị phá hủy bởi những lý do dưới đây:
Các chất bảo quản, hóa chất, dư lượng kháng sinh,… có trong mọi thực phẩm ăn uống. Vì ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với tình trạng “ăn gì cũng đôc, uống gì cũng hại”.
Mất đi do quá trình bảo quản: thực phẩm bị tiếp xúc với ánh sáng mạnh hay nhiệt độ cao cũng làm mất đi lượng vitamin vốn có. Đó là lý do ở các nước phát triển họ phải bày bán rau củ quả ở điều kiện lạnh trong siêu thị chứ không phải ở chợ như Việt Nam.
Ngâm rửa thực phẩm kỹ: vitamin nhóm B, C ngâm trong nước nên mất đi khi ngâm rửa quá kĩ.
Hầu hết vitamin tồn tại nhiều trong các loại quả nhiều hơn rau củ. Tuy nhiên nhiều gia đình Việt lại không có thói quen ăn các loại quả hàng ngày, hàng bữa mà chỉ thi thoảng nhà có thì ăn, không coi đó là thực phẩm bắt buộc. Vì thế lượng vitamin càng dễ thiếu hụt.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể bổ sung vitamin tùy tiện. Thừa vitamin tan trong dầu như A, D, E, K có thể tạo áp lực cho gan, thận.
Các chất bảo quản, hóa chất, dư lượng kháng sinh,… có trong mọi thực phẩm ăn uống. Vì ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với tình trạng “ăn gì cũng đôc, uống gì cũng hại”.
Mất đi do quá trình bảo quản: thực phẩm bị tiếp xúc với ánh sáng mạnh hay nhiệt độ cao cũng làm mất đi lượng vitamin vốn có. Đó là lý do ở các nước phát triển họ phải bày bán rau củ quả ở điều kiện lạnh trong siêu thị chứ không phải ở chợ như Việt Nam.
Ngâm rửa thực phẩm kỹ: vitamin nhóm B, C ngâm trong nước nên mất đi khi ngâm rửa quá kĩ.
Hầu hết vitamin tồn tại nhiều trong các loại quả nhiều hơn rau củ. Tuy nhiên nhiều gia đình Việt lại không có thói quen ăn các loại quả hàng ngày, hàng bữa mà chỉ thi thoảng nhà có thì ăn, không coi đó là thực phẩm bắt buộc. Vì thế lượng vitamin càng dễ thiếu hụt.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể bổ sung vitamin tùy tiện. Thừa vitamin tan trong dầu như A, D, E, K có thể tạo áp lực cho gan, thận.
Nếu không thiếu, trẻ khoẻ mạnh có nên bổ sung vitamin tổng hợp?
Đây là câu hỏi mà cha mẹ vẫn băn khoăn nhất. Thực ra, cha mẹ ít biết vitamin tổng hợp được tính toán trên % RI (recommend intake) – tức là lượng khuyến cáo sử dụng hàng ngày đối với một người khoẻ mạnh. Đây là liều lượng một người khoẻ mạnh, ăn uống đủ chất, ăn đa dạng có thể dùng được hàng ngày mà CHẮC CHẮN không có hại gì.
Quan trọng nhất khi dùng vitamin tổng hợp là bạn chắc chắn con bạn KHÔNG đang dùng một thực phẩm chức năng khác cũng chứa vitamin trùng với loại này. Nếu dùng song song, cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên môn để cộng liều dùng của hai sản phẩm xem có thừa không.
Quan trọng nhất khi dùng vitamin tổng hợp là bạn chắc chắn con bạn KHÔNG đang dùng một thực phẩm chức năng khác cũng chứa vitamin trùng với loại này. Nếu dùng song song, cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên môn để cộng liều dùng của hai sản phẩm xem có thừa không.
Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ
Một số loại thức ăn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất nhất định: ví dụ như cam rất giàu vitamin C. Nguồn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn loại bổ sung, vì thế hãy thử cho bé ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất mà bé thiếu trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kì loại vitamin nào cho bé.
Hãy xem bổ sung vitamin như một loại thuốc và dùng cẩn trọng. Nên cho bé uống theo đúng liều lượng quy định, không nên để vitamin ở nơi bé có thể tự lấy và uống thoải mái.
Bên cạnh việc bổ sung, hãy dần dần cải thiện thói quen ăn uống của trẻ để không phải bổ sung vitamin và khoáng chất trong thời gian dài.
Không bao giờ cho trẻ uống nhiều hơn số lượng quy định, kể cả khi bé bỏ ăn
Hi vọng với những thông tin trên đây, các mẹ sẽ có đủ kiến thức để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé 1 cách thông minh nhất. Chúc bé yêu nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kì loại vitamin nào cho bé.
Hãy xem bổ sung vitamin như một loại thuốc và dùng cẩn trọng. Nên cho bé uống theo đúng liều lượng quy định, không nên để vitamin ở nơi bé có thể tự lấy và uống thoải mái.
Bên cạnh việc bổ sung, hãy dần dần cải thiện thói quen ăn uống của trẻ để không phải bổ sung vitamin và khoáng chất trong thời gian dài.
Không bao giờ cho trẻ uống nhiều hơn số lượng quy định, kể cả khi bé bỏ ăn
Hi vọng với những thông tin trên đây, các mẹ sẽ có đủ kiến thức để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé 1 cách thông minh nhất. Chúc bé yêu nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
- Dành những điều tốt nhất cho sức khỏe của bạn
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Ginko và tác dụng từ các sản phầm chiết xuất từ Ginko.
- Chương trình Kết nối Zalo - Tri ân khách hàng
- SELEN CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI?
- Chương trình du lịch Hàn Quốc cùng công ty Thanh Trang
- Tri ân khách hàng chương trình du lịch Hàn Quốc mùa thu 2017
- Họp mặt tổng kết năm 2017
- Tri ân khách hàng chương trình quà tặng tháng 3/2018
- TÁC DỤNG OMEGA 369 TỪ DẦU HẠT LANH - BẠN CÓ BIẾT?