Những điều cần biết về loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là hiện tượng khi tỷ trọng khoáng chất của bộ xương trong cơ thể bị suy giảm nhiều mà những chất bị suy giảm có thể bao gồm hormone sinh dục: estrogen, androgen, các chất protein, vitamin D và canxi. Giảm mật độ xương cũng có thể là một cách gọi khác của loãng xương và người già là đối tượng chính của bệnh đặc biệt là những người sau tuổi 50.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương

Có một vài lý do dẫn đến căn bệnh loãng xương. Lý do đầu tiên là lão hóa. Ở người cao tuổi, lượng hóc-môn sản sinh ra ít đi và làm giảm mật độ xương.

Các loại hoocmon ở phụ nữ như: estrogen có tác dụng kết cấu lên mật độ xương. Và khi càng lớn tuổi, estrogen, cũng như các loại hoocmon khác sản sinh ra ít đi. Như vậy, mật độ xương cũng giảm xuống

Ngoài vấn đề tuổi tác, thì lý do không tập thể dục, hoặc phải nằm giường bệnh lâu ngày cũng có thể gây ra bệnh loãng xương. Khi ta tập thể dục, xương trở nên khỏe mạnh hơn. Cơ bắp càng khỏe mạnh thì xương khớp càng chắc khỏe. Vậy nên thiếu vận động có thể gây nên tình trạng loãng xương. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc có chứa steroid có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

dấu hiệu của bệnh loãng xương

Loãng xương khởi phát trong một thời gian dài có thể lên tới nhiều năm một cách âm thầm và không hề có dấu hiệu đau đớn. Tuy nhiên giai đoạn đầu của chứng loãng xương người già có thể cảm thấy liên tục mệt mỏi ăn uống kém và thi thoảng thấy nhức xương.
 
Càng về giai đoạn sau thì xương sẽ xốp hơn và thấy những triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn, thường là đau lưng, đau chân tay, đau tại các khớp, đau hông; những xương bị đau sẽ là xương cẳng chân, xương sống, xương đùi, ác khớp ở háng,… và lúc này nếu bị vấp ngã thì các xương sẽ rất dễ bị gãy, nứt.
 
Người cao tuổi bị loãng xương rất dễ bị chuột rút và cảm thấy đau mỏi liên tục, có cảm giác nhức bên trong xương. Bệnh để lâu ngày mà không được điều trị kịp thời thì gần như chỉ cần va chạm mạnh một chút là người bệnh sẽ bị gãy xương và tuổi cao thì rất khó để xương lành lại và hồi phục như hồi còn trẻ.
 
Khi phát hiện mình loãng xương, người bệnh sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể và phải tuyệt đối tuân thủ bởi vì chỉ cần quên uống thuốc trong vài ngày là tác dụng điều trị đã giảm đi quá một nửa. nhớ không được vận động mạnh, tránh hết sức để mình vấp hay ngã, đặc biệt là va chạm làm gãy xương đùi có thể gây sốc bởi vì đây là chứng bệnh rất nặng.

Biến chứng nguy hiểm của loãng xương

biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Như đã nói ở trên, loãng xương không hề có biểu hiện gì trừ khi bạn bị gãy xương. Loãng xương khiến cho xương giòn, dễ gãy hơn.

Biến chứng chủ yếu của bệnh loãng xương thì chỉ có một vấn đề duy nhất là gãy xương, ngoài ra thì chẳng có vấn đề gì hết. Loãng xương khiến cho xương trở nên dễ gẫy. Ở Mỹ, nhiều người cao tuổi bị gãy xương hông khi ngã do bệnh loãng xương. Bệnh nhân bị gãy xương chậu có nguy cơ tử vong. Tóm lại, các biến chứng của loãng xương bao gồm bị gãy xương chậu, viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong

Nhiều người bị ngã gãy xương, dẫn tới khớp tổn thương và không thể đi lại hay di chuyển được, hoặc suy giảm chức năng vận động. Như vậy, vấn đề nguy hiểm nhất của căn bệnh loãng xương chính là nó dễ dàng khiến xương bị gãy.

Làm cách nào để phòng ngừa và điều trị loãng xương?

phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương có thể ngăn ngừa và chữa trị bằng vài cách sau tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh. Đối với người ở độ tuổi 45 - 50, mắc chứng loãng xương ở mức độ thấp và vừa, ta sẽ chữa trị bằng cách tập dục. Mỗi khi bạn tập luyện, tác động lực lên xương, xương sẽ được dãn ra giống như các cơ bắp vậy.

Xương sản sinh ra các tế bào khi ta tập thể thao, như nâng tạ chẳng hạn, thì cơ bắp sẽ to lên. Nhưng khi hoạt động cơ lưng, như nâng tạ bằng lưng, hay đi bộ, hay đeo các vật nặng trên lưng, xương cột sống của sẽ trở nên khỏe hơn. Ngược lại, nếu nằm trên giường cả năm, xương sẽ yếu dần đi. Vậy nên phương pháp hiệu quả nhất chữa trị loãng xương, đó là tập thể dục.

Phương pháp điều trị thứ hai là chế độ ăn uống để cân bằng canxi. Một lượng canxi khổng lồ có thể không có tác dụng đâu, nhưng cũng có người không nạp chút can-xi nào cả. Ví dụ, ở Việt Nam hoặc một vài nơi ở Châu Á, có nhiều người không uống sữa hoặc các thực phẩm chứa canxi. Thiếu hụt canxi dẫn đến loãng xương. Khi đó, người bệnh cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa canxi.

Với tình trạng bệnh nghiêm trọng thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm chắc khỏe xương, nhưng đó là biện pháp cuối cùng có thể, tùy tình trạng bệnh mà bắt buộc phải dùng thuốc để không bị gãy xương.
----------------------------------
Viên uống bổ khớp Mussel
 
viên uống bổ khớp green lipped mussel\
Bổ khớp Mussel là sản phẩm của nhãn hàng Sanct Bernhard - CHLB Đức

Chiết xuất hoàn toàn từ vẹm xanh New Zealand, sử dụng cho người mắc các chứng bệnh về khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, đau mỏi khớp, khó vận động. Sản phẩm bổ khớp Mussel có tác dụng:

- Hỗ trợ các bệnh về sụn khớp, khô khớp, viêm khớp.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho khớp.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thoái hóa các khớp, đau sưng khớp.
- Tăng cường các chức năng dẻo dai của các khớp.
2 viên mỗi ngày - xóa bay nỗi đau xương khớp

---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: thanhtrangpharma.com
Hotline: 0967 302 828 nhấn phím 1