Thiếu máu não là gì? Có nguy hiểm không?

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng lượng máu được cung cấp đến não bị giảm sút, dẫn tới giảm khả năng cung cấp oxy và các dưỡng chất cho tế bào thần kinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Ở người bình thường, não bộ tiêu thụ một lượng máu rất lớn, khoảng 15% tổng lượng máu cơ thể. Nếu não bộ bị thiếu máu thì mọi hoạt động thần kinh của não sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện nay, chứng bệnh này đang được trẻ hóa khi nhiều người trẻ tuổi do làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực cũng mắc phải những triệu chứng tương tự. Nếu không điều trị triệt để, bệnh kéo dài và khó khăn cho điều trị sau này.
 
thiếu máu não là gì

Nguyên nhân của thiếu máu não

Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não gồm:

- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu
- Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài
- Dị tật bẩm sinh
- Co mạch máu

Triệu chứng của thiếu máu não

Thiếu máu não có nhiều triệu chứng khác nhau nên người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Điều đáng nói là các triệu chứng này thường đến rất âm thầm và do áp lực, vấn đề tuổi tác nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ.

1. Đau đầu

Lúc đầu chỉ bị đau nhói một vùng nào đó cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.

2. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Người bệnh dễ bị ù tai, những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ thường xảy ra. Do đó, dễ bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã, ngã như vậy rất nguy hiểm, có thể gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.

3. Mất ngủ

Người bệnh hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được.

4. Suy giảm trí nhớ

Việc thiếu máu não xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân suy giảm trí nhớ, quên nhanh mọi việc.
biểu hiện thiếu máu não

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và mức độ quan tâm đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến.

Đầu tháng 10 vừa qua, bệnh nhân Nguyễn Xuân K. (45 tuổi, ngụ TPHCM) được cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong tình trạng lơ mơ, liệt hoàn toàn bên phải, mất tri giác và ngôn ngữ. Qua xét nghiệm, chụp MRI, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não cấp, khiến cục máu đông làm tắc động mạch não… Không những vậy, qua điều tra bệnh sử cho thấy bệnh nhân bị cao huyết áp, từng bị chứng thiếu máu não.

Theo BS Trần Chí Cường, Trưởng đơn vị thần kinh - mạch máu não của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, những trường hợp như ông K. khá phổ biến và nguy cơ tử vong rất cao. Theo BS Cường, mỗi tháng bệnh viện can thiệp gần cả trăm trường hợp tai biến mạch máu não (đột quỵ), trong đó không ít trường hợp có tiền sử thiếu máu não.

Theo các chuyên gia, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, tim và tăng tỷ lệ tử vong.
 
thiếu máu não có nguy hiểm không?
 

Phòng bệnh thiếu máu não

Tình trạng thiếu máu não có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh phát hiện sớm, kết hợp việc sử dụng thuốc với lối sống ăn uống, sinh hoạt khoa học.

1. Ăn uống

- Người bị thiếu máu não cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Không nên ăn nhiều thịt, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật vì sẽ làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể, là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu, nên hạn chế nhiều rượu bia, đồ uống có ga, cồn, thuốc lá.

2. Vận động

- Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nên đi bộ ít nhất 30 phút/ngày để giúp giảm lượng cholesterol máu, phòng chống xơ vữa động mạch, điều trị một số bệnh lý cột sống cổ (nếu có).
- Trong trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý về đốt sống cổ thì cần kết hợp điều trị bằng các phương pháp như vật lý trị liệu như massage, xoa bóp, tập dưỡng sinh…

3. Thói quen sinh hoạt

- Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, khi ngủ cần tránh vị trí gió lùa. Mùa lạnh mỗi khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh bị lạnh đột ngột.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu dễ bị chóng mặt dẫn tới choáng ngất.
- Không nên nóng giận đột ngột vì dễ làm mạch máu hẹp lại, dẫn đến nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Liên hệ hotline 0967.302.828 để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập website thanhtrangpharma.com.