THIẾU MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu có thể cấp tính hoặc mãn tính, có thể từ nhẹ đến nặng. Thiếu máu nặng hoặc kéo dài có thể tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí, tình trạng thiếu máu nếu không được khắc phục có thể gây tử vong.

Dấu hiệu và biểu hiện thiếu máu

Người bệnh có thể thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức, có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều.
Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.
Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
thiếu máu
Da xanh xao nhợt nhạt là dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán hoặc có thể kèm theo sạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay... hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng... Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
Lưỡi màu nhợt hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc bựa bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng, (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc), tóc rụng, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy,... 
Khi thiếu máu, tim sẽ phải đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.
Trên thực tế, thiếu máu nếu không điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Những biến chứng của bệnh thiếu máu

Mệt mỏi nghiêm trọng

 Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Đồng thời còn hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai – đặc biệt là khi đang ngồi mà đứng dậy đột ngột.
Khi thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nổi không thể hoàn thành công việc trong ngày. Bạn có thể kiệt sức khi làm việc hoặc vui chơi

Xảy ra các vấn đề về tim

Việc thiếu máu sẽ dẫn đến nhịp tim trở nên nhanh hơn hoặc đập một cách bất thường – gọi tắt là chứng rối loạn nhịp tim. Tim là bộ phận phải bơm máu, khi bạn bị thiếu máu thì tim phải đập nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến trạng thái suy tim sung huyếtgây tử vong cho người bệnh.

Tổn thương thần kinh

Vitamin B12 là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể trong việc sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, và giúp hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh trở nên vững vàng. Thiếu máu tức là thiếu vitamin B12, điều này có thể gây ra một số thương tổn thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.

Nguy cơ tử vong cao

Một số trường hợp thiếu máu di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Mất quá nhiều máu sẽ nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính nặng và có thể gây tử vong.

Gây sảy thai, đẻ non ở phụ nữ mang thai

Việc thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thiếu máu do thiếu chất sắt thì có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản…
ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện sinh dưỡng Quốc gia cho biết để biết cơ thể có bị thiếu máu hay không bạn nên đi xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác, xét nghiệm đơn giản nhất là định lượng Huyết sắc tố (Hb), lượng Hb giảm thấp hơn mức quy định là bị thiếu máu.
Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng rất nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại khôn lường cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dễ bị băng huyết có thể dẫn đến tử vong.
thiếu máu
Nên đến bệnh viện để xét nghiệm chính xácnguyên nhân bạn bị thiếu máu
Để phát hiện và điều trị bệnh thiếu máu sớm, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Muốn điều trị thiếu máu phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy để phòng ngừa thiếu máu ta nên cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống 1 viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần chỉ định và theo dõi của thấy thuốc.
thiếu máu
 
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
 
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139