SUY NHƯỢC CƠ THỂ, CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Nếu vào một khoảng thời gian nào đó, bạn cảm thấy mình thường xuyên bị cạn kiệt sức lực dù mới chỉ trải qua nửa ngày học tập, làm việc hoặc cơ thể uể oải không thể thức dậy nổi vào mỗi buổi sáng thì đừng nên chủ quan, vì đó có thể là hồi chuông cảnh báo về chứng bệnh suy nhược cơ thể – tình trạng rất phổ biến hiện nay nhưng hay bị nhầm lẫn với chứng mệt mỏi thông thường.

Suy nhược cơ thể khác với mệt mỏi đơn thuần ở điểm nào?

Mệt mỏi đơn thuần là biểu hiện xảy ra ngay sau khi bạn làm việc quá sức và thường biến mất sau thời gian ngắn nghỉ ngơi. Tuy nhiên suy nhược cơ thể lại khác, nó tiến triển từ từ và đến khi có thể nhận biết được thì dù bạn nghỉ ngơi cả ngày hay cả tuần vẫn thấy mệt mỏi, căng thẳng. Để biết được liệu bản thân có mắc chứng suy nhược cơ thể hay không, chúng ta cần hiểu rõ các dấu hiệu thường gặp của chứng bệnh này.

Sụt cân không kiểm soát

suy nhược cơ thể
Sụt cân một cách bất thường là dấu hiệu cơ thể đang bị suy nhược.
Nếu một ngày nào đó bạn bỗng thấy cân nặng của mình "tuột dốc không phanh", hãy chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của chứng suy nhược cơ thể. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí, không muốn động đến đồ ăn. Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Do vậy, cơ thể bạn dần trở nên xanh xao, thiếu sức sống, cân nặng cũng không còn ở mức cân đối, khỏe mạnh.

Xanh xao

suy nhược cơ thể
Da xanh xao, không tươi tắn là dấu hiệu báo cơ thể đang mệt moie, thiếu máu.
Người xung quanh nhận xét hoặc chính bạn nhìn thấy mình trong gương thật xanh xao. Da mặt và da toàn thân tái nhợt, kém hồng hào. Môi tím tái hoặc nhợt nhạt. Kết mạc mắt có màu trắng hoặc hồng nhợt thay vì đỏ hồng như người khỏe mạnh. Dấu hiệu này còn cho biết bạn đang bị thiếu máu mạn tính.

Mất ngủ

suy nhược cơ thể
Mất ngủ, khó ngủ một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang mệt mỏi, suy nhược.
Một số vấn đề về giấc ngủ cũng có liên quan mật thiết tới chứng suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể có thể gây ra những tác động xấu tới hoạt động của hệ thần kinh, trí não như khó tập trung, khó ngủ, mất ngủ.
Nguy hiểm hơn, nó còn khiến tình trạng lo âu, căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, vui buồn thất thường, khó kiểm soát được những cảm xúc cực đoan. Đây là những tác nhân hàng đầu khiến tình trạng mất ngủ ở người bị suy nhược cơ thể trở nên nặng hơn.

Kiệt sức

Bạn sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động thể chất cũng như trí óc khi bị suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể khiến bạn chán ăn, ăn không ngon, từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bữa. Cơ thể cần năng lượng để duy trì hoạt động, cơ bắp cần năng lượng để phát triển, trí não cần năng lượng để huy động chất xám. Nếu thường xuyên bỏ bữa thì không có gì lạ khi bạn luôn cảm thấy kiệt sức, thậm chí khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tay chân tê liệt. Bạn cần ngay lập tức xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ chứng bệnh suy nhược cơ thể.

Da sạm, mụn mọc khắp cơ thể

suy nhược cơ thể
Da bị sạm, nổi mụn là dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Sự rối loạn của hệ nội tiết khi cơ thể bị suy nhược là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da dẻ “xuống cấp”.Vì chứng chán ăn, cơ thể không được cung cấp các loại khoáng chất và vitamin có lợi nên làn da không còn được nuôi dưỡng từ bên trong.
Thiếu nước, thiếu ẩm, thiếu vi chất kết hợp với chứng mất ngủ mãn tính do suy nhược cơ thể gây ra, hệ quả là làn da bị lão hóa nhanh chóng. Do vậy, nếu không muốn da dẻ tiếp tục xanh xao, đầy mụn và nếp nhăn thì hãy thay đổi thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ bạn nhé.

Giải pháp khắc phục

Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng,…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Lối sống lành mạnh sẽ đẩy lùi nhiều bệnh tật. Do đó, điều quan trọng nhất là cần sinh hoạt điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu.
Thường xuyên việc tập luyện thể dục, thể thao, thư giãn, thiền định... có tác dụng tốt đến thể chất, tinh thần. Nên ăn uống có chọn lọc những thức ăn phù hợp với sức khỏe; ăn vừa đủ, không ăn quá no; không hoặc hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
Những người bị suy nhược cơ thể cần phải điều trị tích cực và triệt để. Thế mạnh của y học cổ truyền là phòng bệnh và bồi bổ cơ thể. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hội chứng suy nhược. Đông y có nhiều cây thuốc, vị thuốc... bồi bổ sức khỏe cho cơ thể như đỗ trọng, ba kích, câu kỷ tử, sinh địa, thục địa... Một số dược vật quý, có hiệu quả bồi bổ cơ thể mạnh và nhanh như lộc nhung, bào ngư, vi cá...
suy nhược cơ thể
A-Z Kapseln được Nhập Khẩu và Phân Phối bởi Công Ty TNHH  Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Thanh Trang
----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139