NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG KẼM

Kẽm Là Gì?

Kẽm là một khoáng chất cần thiết, có nghĩa là cơ thể không thể tự sản xuất ra được mà cần  phải được bổ sung kẽm từ chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể tìm thấy lượng kẽm có nhiều trong các động vật có vỏ, một số sản phẩm thịt, trứng và cá. Kẽm đóng một vai trò tích cực trong một số chức năng của cơ thể, nhưng nó cũng có thể phá vỡ khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng khác của cơ thể.

Chức Năng Của Kẽm Là Gì?

Nhiệm vụ chính của kẽm là giúp cho các enzyme trong cơ thể có liên quan đến tất cả mọi thứ từ việc duy trì chức năng miễn dịch thích hợp đến việc hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, là các nhóm nguyên tử có thể phá huỷ tế bào sống và mô. Bổ sung kẽm đầy đủ cũng hỗ trợ giúp các enzyme như carbonic anhydrase và carboxypeptidase, là thành phần giúp loại bỏ carbon dioxide mà cơ thể bạn sản sinh thông qua quá trình trao đổi chất bình thường. Kẽm cũng giúp hỗ trợ duy trì mức độ lành mạnh của testosterone, đặc biệt ở nam giới. 
bổ sung kẽm
Những thực phẩm bổ sung giàu kẽm
Kẽm có liên quan mật thiết đến sự hình thành các tế bào thần kinh mới và các khớp thần kinh, và các khía cạnh nhất định của sự trao đổi chất. Nó hỗ trợ giúp điều hòa một loại protein gọi là Brain Derived Neurotrophic Factor (BDNF) - yếu tố ảnh hưởng đến tế bào thần kinh bắt nguồn từ não, điều này rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh. Việc thiếu kẽm có thể làm giảm hiệu quả của BDNF, có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức chẳng hạn như giảm khả năng ghi nhớ và thậm chí có thể đóng một vai trò trong sự bắt đầu của chứng trầm cảm .
Với tất cả những công việc trên, thật dễ dàng để thấy tại sao việc thiếu hụt kẽm có thể gây ra sự tàn phá trên cơ thể. Các vận động viên, người lao động và những người mà có hoạt động thể lực mạnh thường sẽ có xu hướng thiếu kẽm. Người ăn chay và người ăn thuần chay cũng cần phải đảm bảo rằng họ đang nạp đủ lượng kẽm mà cơ thể họ cần.

Cơ thể hấp thu kẽm như thế nào

Kẽm là vi chất đứng hàng thứ 6 trong cơ thể con người, và mặc dù nó chỉ chiếm từ 150mg đến 250mg tức chỉ khoảng vài phần triệu trọng lượng của cơ thể tuy nhiên nó lại có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng.
Thông thường, kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, được hấp thụ phần lớn ở ruột non. Nó được thải ra ngoài với một lượng lớn qua dịch ruột, dịch tụy, còn lại qua nước tiểu và mồ hôi. Tỉ lệ hấp thu kẽm từ thức ăn là 33% và kẽm trong thực vật khó hấp thu hơn kẽm trong động vật, khi chế độ ăn có nhiều thực vật, sự hấp thu kẽm bị giảm. Tương tự, khi dạ dày giảm tiết dịch vị, thức ăn có nhiều chất vô cơ, nhiều phytate, hấp thu kẽm cũng bị giảm sút. Nguy cơ thiếu kẽm
bổ sung kẽm
Thiếu kẽm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trẻ nhỏ
Mặc dù nhu cầu kẽm của cơ thể không quá cao tuy nhiên tình trạng thiếu kẽm lại khá phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Vậy đâu là nguy cơ gây nên tình trạng này?
Ăn uống không đủ chất: Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm là con đường dễ dàng nhất. Tuy nhiên khi chế độ ăn uống nghèo nàn, không đủ chất thì cũng dẫn đến nguy cơ thiếu vi chất, trong đó có kẽm.
Sử dụng nhiều kháng sinh: Kháng sinh được biết như con dao hai lưỡi khi vừa có tác dụng điều trị bệnh nhưng đồng thời cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh, một trong số đó chính là tình trạng lượng kẽm trong cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng, gây ra tình trạng thiếu kẽm.

Có nên tự ý bổ sung kẽm không

Những viên uống bổ sung kẽm về bản chất cũng là thuốc tân dược, do vậy cũng giống như các loại thuốc khác, cần có sự kê đơn của bác sĩ mới nên sử dụng. Tuyệt đối không nên tự ý bổ sung khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là trong trường hợp nghi ngờ thiếu kẽm mà chưa hề có chẩn đoán chính xác, rõ ràng.
Việc tự ý dùng  bổ sung kẽm sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiệm trọng, đó chính là tình trạng thừa kẽm. Mà việc thừa kẽm cũng nguy hiểm không kém gì tình trạng thiếu kẽm, đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Ai cần bổ sung kẽm?

Những người có chế độ ăn uống quá thất thường, thiếu chất sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Cơ thể thiếu kẽm có những biểu hiện phổ biến là bị chàm (da khô, bong tróc) hoặc mụn nổi nhiều, khó kiểm soát. Và chỉ khi đó, bạn mới nên nghĩ đến việc bổ sung kẽm để dưỡng da và cải thiện sức khỏe lâu dài.
Tuyệt đối không nên tự ý uống kẽm theo "phong trào". Thừa kẽm có thể khiến bạn bị buồn nôn, đau bụng, nhức đầu. Mỗi người không nên hấp thụ quá 40mg kẽm mỗi ngày. Với những người có cơ địa da dữ (vết thương lâu lành), tóc và móng tay khô xơ dễ gãy, tốt nhất nên dùng kẽm sau khi đã nhận được sự tư vấn của bác sĩ. 
Không nên uống viên kẽm khi còn đang uống kháng sinh, vì bạn sẽ không hấp thụ được toàn bộ lượng kẽm cần thiết, lại lâu thấy tác dụng cải thiện da. Đặc biệt, khi đã uống kẽm thì đừng uống rượu bia để có thể thu được kết quả tốt nhất cho da và sức khỏe.
bổ sung kẽm
 
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
 
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139