NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG CỨNG KHỚP GỐI

Cứng khớp gối là một tình trạng khá phổ biến ở những người cao tuổi, những người thường xuyên vận động.

Khớp gối đóng vai trò quan trọng đối trong việc duy trì các chức năng hoạt động của cơ thể. Tuy vậy, khớp gối đôi khi cũng gặp phải những tổn thương, gây nên nhiều bất tiện khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân khớp gối bị cứng và các biện pháp giúp cải thiện.

Dấu hiệu cứng khớp gối

Ngoài tình trạng khớp gối cứng và khó chịu, sẽ có thêm các dấu hiệu đi kèm với chúng như:

  • Gối sẽ bị sưng nhẹ

  • Cảm thấy khớp gối yếu đi

  • Khớp biến dạng

  • Khớp không vững, thiếu ổn định

  • Chảy máu/bầm tím ở khu vực gối

Nguyên nhân gây cứng khớp gối

Những lý do chính sau đây gây nên tình trạng khớp gối bị cứng:

Chấn thương

Nếu bạn lỡ gặp phải chấn thương trong khi chơi thể thao, sinh hoạt hoặc tham gia giao thông thì nhiều khả năng khớp gối cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, từ đó khiến khớp gối bị cứng.

Do bệnh lý

Có một số bệnh lý gây nên viêm và dẫn đến đầu gối cứng bao gồm:

Viêm khớp dạng thấp

Đây là một rối loạn mãn tính tự miễn và có thể dẫn đến tổn thương sụn, xương và gây cứng khớp gối. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm khớp dạng thấp thì bộ phận này sẽ mất dần đi bề mặt nhẵn và khoảng trống giữa xương cũng bị hao hụt, từ đó làm cứng và khô khớp.

Tình trạng cứng khớp gối do viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng trở nặng vào sáng sớm hoặc sau khi nghỉ ngơi kéo dài và thường giảm bớt sau khi bạn vận động. Ngoài ra, tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng 1-2 khớp.

Viêm bao hoạt dịch

Đây là một nguyên nhân phổ biến khác của cứng khớp gối. Bao hoạt dịch(một túi đầy chứa dịch lỏng nằm ở gần khớp gối) có tác dụng giảm ma sát và là điểm đệm áp lực giữa 2 đầu xương và gân, cơ cũng như da ở gần khớp. Bất kỳ bao hoạt dịch, dù ở vị trí nào trong khớp gối đều có thể xuất hiện tình trạng viêm nhưng thường xảy ra nhất ở phía trước của xương bánh chè hoặc phía bên trong đầu gối, bên dưới khớp. Thêm nữa, khi bao hoạt dịch bị tổn thương sẽ gây nên đau đớn và hạn chế khả năng vận động.

Bệnh gout (bệnh gút)

Theo các chuyên gia, bệnh gout là tình trạng xuất hiện do sự tích tụ của tinh thể axit uric và ảnh hưởng phổ biến nhất ở bàn chân hoặc đầu gối. Khi mắc bệnh gout, ngoài tình trạng cứng khớp gối thì bạn sẽ cảm nhận khu vực này nóng lên, hơi đau khi chạm vào và sưng đỏ.

Thoái hóa khớp

Khi sụn ở khớp và xương bên dưới sụn có dấu hiệu suy yếu, không còn giữ được độ dẻo dai, linh hoạt như ban đầu thì sẽ tạo điều kiện cho thoái hóa khớp xuất hiện. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy hiện tượng khớp gối bị cứng kèm theo đau mỗi khi thức dậy.

Ngoài các lý do phổ biến ở trên thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến khớp gối bị cứng, đó là:

  • Dùng nhiều kháng
  • Áp xe
  • Nhiễm trùng 
  • Khối u trong xương

Chịu các tác động bên ngoài khiến khớp gối bị cứng

Các tác động từ bên ngoài cũng có thể làm bộ phận khớp bị khô và cứng:

  • Tập thể dục: Khi cơ bắp làm việc quá sức mà không có sự hỗ trợ thì có thể làm cho các bộ phận của chân, gồm cả đầu gối cảm thấy cứng.
  • Tư thế: Việc ít vận động cũng gây nên tình trạng cứng khớp gối. Những khi chúng ta ngồi lâu trên các chuyến bay dài hoặc ngồi làm việc liên tục cũng gây nên ảnh hưởng không tốt với khu vực khớp gối.
  • Hậu phẫu, bó bột: Nếu bạn đang bắt đầu giai đoạn hồi phục sau khi bó bột hoặc phẫu thuật thì rất có thể xảy ra tình trạng cứng ở khớp gối. Nguyên nhân bởi bộ phận này lâu không được hoạt động dẫn theo việc dây chằng và mô mềm dần trở nên xơ hóa và chưa thể phục vụ mục đích vận động linh hoạt hơn.

Các biện pháp giúp điều trị cứng khớp gối

Tình trạng cứng khớp gối nếu bị xem nhẹ & bỏ qua sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí dẫn đến các nguy cơ chấn thương bởi không thể vận động một cách hợp lý. Một số biện pháp giúp bạn cải thiện, điều trị tình trạng cứng khớp gối:

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể tham khảo và thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây để hỗ trợ, cải thiện khớp gối bị khô như:

  • Chườm nóng/lạnh, ngâm mình và xoa bóp với tinh dầu
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin D & Canxi
  • Uống giấm táo: Một vài nghiên cứu cho thấy giấm táo có đặc tính chống viêm, có khả năng giảm đau mạn tính như viêm khớp. Giấm táo giúp khôi phục sự bôi trơn trong khớp, làm giảm đau, đồng thời giúp bạn dễ dàng di chuyển chân.
  • Sử dụng thêm viên uống bổ khớp, nuôi dưỡng khớp hỗ trợ giảm đau và cứng, khô khớp gối như Green Lipped Mussel.

Điều trị y tế

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn mà đưa ra phương án chữa trị thích hợp như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo toa
  • Phẫu thuật
  • Dùng corticosteroid dưới dạng uống hoặc bôi
  • Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Tập vật lý

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn khôi phục lại sức mạnh và sự ổn định cho đầu gối.