Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
1. Tìm hiểu về mỡ máu cao
Mỡ máu cao được hiểu là tình trạng rối loạn lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ mỡ trong máu, được thể hiện ở các chỉ số: Cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL cholesterol và HDL cholesterol.
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng nhiều thức ăn dầu mỡ làm tăng triglyceride là những đối tượng có dễ mắc bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, bệnh mỡ máu còn do những biến chứng của các bệnh như: suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, hội chứng thận hư, đái tháo đường, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên và một số thuốc tim mạch.
Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì để sức khỏe được đảm bảo?
Khi mức độ cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể thấp hơn mức triglyceride thì sẽ rất dễ khiến chúng ta gặp phải vấn đề mỡ trong máu cao từ đó dẫn đến nhiều bệnh về tim và huyết áp.
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng nhiều thức ăn dầu mỡ làm tăng triglyceride là những đối tượng có dễ mắc bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, bệnh mỡ máu còn do những biến chứng của các bệnh như: suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, hội chứng thận hư, đái tháo đường, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên và một số thuốc tim mạch.
Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì để sức khỏe được đảm bảo?
Khi mức độ cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể thấp hơn mức triglyceride thì sẽ rất dễ khiến chúng ta gặp phải vấn đề mỡ trong máu cao từ đó dẫn đến nhiều bệnh về tim và huyết áp.
2. Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Một vài sự thay đổi nhỏ trong lối sống bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu cao tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý trong cách ăn uống dành cho người mỡ máu cao để ngăn ngừa nguy cơ tai biến.
Chất xơ hòa tan
Tình trạng tiêu thụ chất xơ hòa tan thường xuyên có thể làm giảm 5 – 10% cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn ít nhất 5 – 10g chất xơ hòa tan mỗi ngày để có được hiệu quả giảm cholesterol tối ưu. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, hạt lanh, táo và các loại trái cây họ cam chanh.
Cơ thể thực ra không có các enzim nhất định để phá vỡ chất xơ hòa tan, nên chất xơ sẽ đi qua đường tiêu hóa, hút nước và tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Trên đường di chuyển, chất xơ hòa tan cũng sẽ hấp thụ mật, một chất được sản xuất bởi gan để tiêu hóa chất béo. Sau đó, chất xơ và mật kèm theo sẽ được bài tiết ra theo phân. Mật được tạo ra từ cholesterol. Thế nên khi gan cần tạo ra nhiều mật hơn, nó sẽ kéo cholesterol ra khỏi máu, từ đó làm giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Rau củ quả
Rau củ quả là những thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Nó giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch. Bên cạnh tác dụng làm giảm cholesterol và ngăn chặn quá trình oxy hóa, các loại rau củ quả còn giúp giảm nguy cơ tim mạch đáng kể.
Nghiên cứu đã phát hiện thấy những người ăn nhiều rau củ quả thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 17% trong vòng 10 năm. Một số loại trái cây đã được chứng minh có công dụng hạ mỡ máu hiệu quả mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày là bơ, dâu tây, đu đủ, nho, táo, cà chua… Những thực phẩm này sẽ giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do bệnh mỡ máu cao.
Các loại gia vị
Gia vị không chỉ làm món ăn ngon hơn mà còn ngăn ngừa sự chuyển hóa lipid bất thường, giúp phòng ngừa sự hình thành mỡ máu từ gốc. Một số loại gia vị có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ở hàm lượng cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm đến 9%.
Ngoài công dụng giảm cholesterol, một số loại gia vị còn chứa chất chống oxy hóa ngăn cản cholesterol LDL bị oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Các loại gia vị như bạc hà, đinh hương, tiêu và quế sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn và giúp bạn hạ mỡ máu thông qua thực đơn hàng ngày.
Uống nước trà xanh
Công dụng giảm mỡ máu của trà xanh là do trong thành phần tập trung một lượng lớn chất flavonoid và catechin. Đây là những chất tham gia tích cực vào quá trình chống oxy hóa cũng như kiểm soát quá trình sản sinh các cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần đến 7mg/dL và giảm cholesterol xấu đến 2mg/dL. Trà xanh làm giảm sự sản xuất cholesterol LDL trong gan, đồng thời tăng cường quá trình loại bỏ LDL ra khỏi máu. Ngoài ra, thành phần giàu chất chống oxy hóa trong trà xanh còn giúp ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa và ngăn sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch.
Bạn có thể sử dụng trà xanh giảm mỡ máu bằng cách sắc nước trà tươi hoặc trà đã sao khô để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ là không nên uống nước trà lúc bạn đang đói, không uống trước khi đi ngủ và không uống lúc nước trà còn quá nóng.
Nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần đến 7mg/dL và giảm cholesterol xấu đến 2mg/dL. Trà xanh làm giảm sự sản xuất cholesterol LDL trong gan, đồng thời tăng cường quá trình loại bỏ LDL ra khỏi máu. Ngoài ra, thành phần giàu chất chống oxy hóa trong trà xanh còn giúp ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa và ngăn sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch.
Bạn có thể sử dụng trà xanh giảm mỡ máu bằng cách sắc nước trà tươi hoặc trà đã sao khô để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ là không nên uống nước trà lúc bạn đang đói, không uống trước khi đi ngủ và không uống lúc nước trà còn quá nóng.
Chất béo không bão hòa
Không phải chất béo nào cũng có hại mà bạn phải loại bỏ chúng hẳn khỏi chế độ ăn của mình. Bạn nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo không bão hòa không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL mà còn làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.
Vì vậy, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega-3 và omega-6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích. Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu canola, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh…
Vì vậy, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega-3 và omega-6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích. Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu canola, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh…
Thực phẩm giàu protein
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng protein trong cơ thể sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giảm máu nhiễm mỡ. Đồng thời giúp sản sinh lượng hemoglobin và vết sẹo sẽ nhanh lành hơn. Tuy nhiên hầu hết người bệnh thường bỏ qua chế độ ăn uống có protein vì chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức giúp bệnh nhanh chóng bình phục. Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ là ức gà ( nên bỏ phần da), cá ( có lượng cholesterol thấp) sẽ có tác dụng tốt trong việc làm giảm nguy cơ tăng mỡ máu ở người bệnh.
Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm giúp hạ mỡ máu, người mỡ máu cao cần chú ý tránh các thực phẩm dưới đây:Sản phẩm từ thịt béo
Những sản phẩm từ thịt béo bao gồm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ heo… thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hoà cao, do đó dễ làm tăng mức triglyceride, cực kì không tốt cho hệ tim mạch cũng như máu của bạn.Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã chế biến sẵn hay những thực phẩm nhân tạo thông qua quá trình hydro hoá thường chứa nhiều chất béo đã chuyển hoá và làm tăng hàm lượng triglyceride lên mức đáng kể. Điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể của bạn.Thực phẩm chiên, nướng
Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào là nguồn gốc của chất béo chuyển hoá bao gồm khoai tây chiên, bánh nướng, bánh rán, bơ thực vật… cũng là nguyên nhân làm tăng cholesterol xấu và triglyceride, gây mỡ máu cao.Người mỡ máu cao nên tránh ăn đồ nướng
Đường tinh luyện
Tránh ăn đường tinh luyện thường có trong thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt có gas.
Nước uống có cồn
Hạn chế tối đa sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia và các loại chất kích thích khác như thuốc lá, thuốc lào.
Sản phẩm giúp hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả
Như vậy, có rất nhiều loại thực phẩm giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần áp dụng chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học như: Tăng cường vận động; hạn chế uống rượu, bia; bỏ hút thuốc lá; giảm căng thẳng, stress,…
Hiện nay, các phương pháp hạ mỡ máu từ thuốc thường có cơ chế một chiều, điều trị máu nhiễm mỡ bằng cách giảm tổng hợp cholesterol tại gan. Điều này giúp hạ mỡ trong máu nhưng tế bào, mô sẽ “đói càng thêm đói”, các chức năng như cung cấp năng lượng, cấu thành hormone, tế bào,… bị suy giảm. Người dùng sẽ thấy mệt mỏi, uể oải.
Hiện nay, các phương pháp hạ mỡ máu từ thuốc thường có cơ chế một chiều, điều trị máu nhiễm mỡ bằng cách giảm tổng hợp cholesterol tại gan. Điều này giúp hạ mỡ trong máu nhưng tế bào, mô sẽ “đói càng thêm đói”, các chức năng như cung cấp năng lượng, cấu thành hormone, tế bào,… bị suy giảm. Người dùng sẽ thấy mệt mỏi, uể oải.
Tham khảo ngay sản phẩm Omega 3-6-9 chính hãng Sanct Bernhard chiết xuất dầu hạt lanh, hỗ trợ điều trị và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng bệnh mỡ máu hiệu quả.
Bài viết cùng chuyên mục
- Dành những điều tốt nhất cho sức khỏe của bạn
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Ginko và tác dụng từ các sản phầm chiết xuất từ Ginko.
- Chương trình Kết nối Zalo - Tri ân khách hàng
- SELEN CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI?
- Chương trình du lịch Hàn Quốc cùng công ty Thanh Trang
- Tri ân khách hàng chương trình du lịch Hàn Quốc mùa thu 2017
- Họp mặt tổng kết năm 2017
- Tri ân khách hàng chương trình quà tặng tháng 3/2018
- TÁC DỤNG OMEGA 369 TỪ DẦU HẠT LANH - BẠN CÓ BIẾT?