Muốn giảm mắc bệnh xương khớp, cẩn thận với 13 thói quen xấu sau

Bạn có biết ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh về xương khớp, nguyên nhất xuất phát từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng Thanh Trang điểm qua 13 thói quen xấu đang từng ngày tác động đến hệ xương khớp của bạn.

1. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Rất rất nhiều người có thói quen bẻ tay, vặn lưng, cổ khi nhức mỏi. Tuy nhiên, khi thực hiện những thao tác này đồng nghĩa với việc các khớp sẽ phải hoạt động đột ngột, nếu kéo dài liên tục sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp.

Những người có thói quen bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức sẽ dễ bị bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, lão hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm…
 
13 thói quen xấu gây bệnh xương khớp

Vậy nên nếu bạn đang có thói quen trên thì nên giảm thiểu, tránh bẻ đột ngột, bạn có thể xoay tay, cổ nhẹ nhàng, vận động từ từ để giảm nhức mỏi.

2. Đi giày cao gót cả ngày, thời gian dài

Đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước, cơ thể phải điều chỉnh và thay đổi trọng lượng tổng thể và trọng tâm của nó để bù vào gót giày. Khi đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài sẽ làm tăng thêm áp lực cho các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là đầu gối, hông, lưng và gần Achilles của bạn.

Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải mang giày cao gót thì nên ưu tiên giày có độ cao vừa phải (dưới 7cm), chọn giày vừa chân không quá rộng hay quá chật, chọn giày có chất liệu mềm mại, hở mũi sẽ tốt hơn mũi nhọn. Đồng thời nên cắt giảm tối đa thời gian đi, chỉ sử dụng giày cao gót khi cần thiết.

3. Ngồi sai tư thế, ngồi lâu

Ngồi lâu, ngồi sai tư thế làm biến dạng cấu trúc xương trong cơ thể. Chưa kể thói quen này còn làm tuần hoàn máu kém, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim, dạ dày, thận, gan... Tuy nhiên, điều đáng nói là không nhiều người biết rằng mình đang ngồi sai tư thế.
 
13-thoi-quen-xau-anh-huong-den-xuong-khop
Ngồi như thế nào mới đúng? Bạn có thể tham khảo qua hình dưới đây.
tư thế ngồi đúng không đau lưng
 

4. Dùng đệm cổ tay 

Một số người làm việc văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính có thói quen dùng đệm cổ tay. Thói quen này sẽ không sao nếu như bàn phím máy tính đặt cao hơn vị trí của bàn tay. Nếu bàn phím ngang mặt bàn, việc sử dụng đệm cổ tay có thể làm chậm tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến tư thế của cánh tay, gây mỏi, tổn thương…

5. Mang balo nặng, mang nặng 1 bên

Đây cũng là một trong những thói quen khiến nhiều người tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bị vẹo cột sống. Hiện nay rất nhiều trẻ em đi học mang vác balo nặng gấp nhiều lần so với trước đây, đây là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Để giảm tác động lên xương khớp khi mang vác ba lô, bạn nên đeo balo bằng 2 dây, điều chỉnh dây đeo cân bằng 2 bên vai, không đeo quá thấp. Đặc biệt nên hạn chế đeo balo nặng, bỏ thói quen đeo balo mang nặng 1 bên.

6. Đi khom người hay đứng xiêu vẹo

Đi khom người hay đứng xiêu vẹo là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh về xương khớp. Và hầu hết những người có thói quen đi khom lưng, đứng xiêu vẹo không biết chúng có hại cho đến khi người khác nói hoặc bị bệnh và đi khám. 

Vậy nên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, nhất là vẹo cột sống thì mỗi người cần biết cách điều chỉnh cách đi đứng của mình sao cho phù hợp.

7. Cúi khom lưng bê đồ 

Hầu hết chúng ta đều có thói quen cúi khom lưng để nhặt, bưng bê đồ ở dưới chân, thường thấy là cúi lưng để buộc dây giày. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này lại chính là nguyên nhân gây ra chấn thương lưng.

Các chuyên gia cho rằng, khi lấy đồ, nâng vật nhẹ nên áp dụng phương pháp Golfer’s lift hoặc Lunge. Điểm chung của những phương pháp này là giảm lực lên chân, mượn lực tay hoặc chạm 2 chân vào nhau. 
 
13 thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp
Đối với trường hợp buộc dây giày vì tần suất thực hiện nhiều nên bạn cần hình thành cho mình thói quen ngồi lên ghế buộc thay vì cúi lưng.

8. Mang vật nặng xoay đột ngột

Ngoài việc chú ý khi khom lưng, để giảm hệ lụy lên xương khớp, bạn cũng cần tránh xoay đột ngột khi đang mang vật nặng.

9. Ngồi xổm
Ngồi xổm là thói quen của nhiều phụ nữ khi làm việc nhà nhưng ít chị em biết rằng thói quen này tác động không tốt đến hệ xương khớp của mình. Cụ thể, khi ngồi xổm lâu, nhẹ thì 2 chân sẽ mất đi cảm giác tạm thời, tê chân, khó khăn khi đứng lên, nặng có thể khiến biến dạng cột sống, gây thoát vị đĩa đệm…

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, chị em làm việc nhà cần chú ý hạn chế ngồi xổm lâu, khi ngồi cần đứng lên đi lại.

10. Rướn người lấy đồ vật nặng từ trên cao

Thay vì kê ghế, nhiều người có thói quen rưới người, kiễng chân hết sức để lấy đồ vật ở trên cao. Sẽ không quá lo lắng nếu đồ vật nhẹ. Trường hợp vật ở trên cao là vật nặng, việc bạn rướn người, kiễng chân sẽ đè ép lên xương sống, làm tăng nguy cơ vẹo cột sống.

Để tránh các tác động xấu đến xương khớp khi muốn lấy đồ từ trên cao xuống, bạn nên kê ghế và cần đong đo trọng lượng, nếu đồ vật quá nặng bạn nên cần đến sự trợ giúp của người khác.
tư thế không gây đau xương khớp

11. Ăn uống thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với “sức khỏe” của xương khớp. Nếu bạn ăn uống thiếu chất, kém lành mạnh, hệ xương khớp cũng sẽ bị tác động, tăng tỷ lệ thoái hóa, gãy xương… 

Do đó, để có một sức khỏe tốt, xương khớp chắc khỏe thì mỗi người cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi (các loại hạt, phô mai, cá hồi, các loại đậu, rau xanh đậm…) và vitamin D (trứng, sữa chua, nước cam, sữa đậu nành…).

12. Lười vận động

Các cuộc khảo sát cho thấy, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ người lười vận động cao nhất. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, thừa cân béo phì mà còn tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, điển hình nhất là thoái hóa khớp, đau cột sống, viêm khớp, đau vai gáy…

Lời khuyên từ chuyên gia. Để có một sức khỏe tốt, đặc biệt là hệ xương chắc khỏe, mỗi người cần duy trì thói quen vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể chạy bộ, leo cầu thang thay vì đi thang máy, đạp xe …

13. Giảm cân quá nhanh 

Nghe có vẻ vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục, việc giảm cân đột ngột sẽ khiến cơ thể hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chưa kể khi giảm cân quá nhanh, các lớp mỡ và bắp thịt sẽ giảm liên kết trở nên lỏng lẻo, làm tăng tỷ lệ gãy xương khi té ngã so với người bình thường.

Một chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh chính là yếu tố quan trọng giúp bạn có một sức khỏe tốt, bao gồm cả xương khớp. Chính vì vậy, để có một cuộc sống chất lượng từ trẻ đến khi già, đừng quên yêu bản thân và chăm chút cho sức khỏe mỗi ngày nhé!

Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với.

>> Tham khảo thêm: Những bài tập cho người bị thoái hóa đốt sống cổ