MỘT SỐ BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP PHẢI VÀO MÙA ĐÔNG MẸ ĐỪNG NÊN CHỦ QUAN

Một số bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông

Các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa Đông Xuân thường là những bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,… do khả năng miễn dịch kém, cộng thêm thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

Bệnh cảm cúm

benh tre em
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa đông, thời tiết lạnh giá.
Trẻ bị cảm cúm thường có một số triệu chứng như mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi, chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Một số cách phòng tránh cảm cúm hiệu quả khi thời tiết giao mùa mẹ tham khảo:
-Giữ ấm bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ, uống nước ấm, không ăn đồ lạnh.
-Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh.
-Mẹ đừng quên tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần.
-Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những ai có biểu hiện cảm cúm.
-Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.

Bệnh viêm tiểu phế quản

benh tre em
Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở.
Để phòng bệnh, mẹ cần:
-Chú ý vệ sinh khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
-Trẻ sơ sinh cho bú sữa đến 12 tháng tuổi, không để bị lạnh, vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, mầm bệnh.
-Khi trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái hoặc có các yếu tố như dưới 3 tháng tuổi, sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
-Đưa trẻ nhập viện điều trị khi phát hiện những dấu hiệu khó thở, tím tái.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

benh tre em
Không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ em hay gặp trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên. Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng.
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa đông, mẹ lưu ý:
-Đưa trẻ đi uống vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.
-Đảm bảo trẻ ăn chín – uống chín
-Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.
-Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Sử dụng nguồn nước sạch.
-Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
-Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
-Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Bệnh viêm mũi dị ứng

benh tre em
Viêm mũi là bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông hoặc thu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Cách phòng tránh và điều trị:
-Giữ ấm vùng mũi, cổ, đầu.
-Hạn chế để trẻ ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh.
-Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín giúp nhanh hồi phục.
-Nếu trẻ sốt cao trên 38OC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
-Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày mẹ dùng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần nhỏ cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

Bệnh viêm đường hô hấp trên

Biểu hiện ban đầu của trẻ là sốt dưới 38,5 độ, viêm thanh quản, xoang, viêm amidan, viêm tai giữa
Nguyên nhân lây nhiễm bệnh thường là môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp, thời tiết lạnh.
Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên vào mùa đông, mẹ phòng tránh cho trẻ bằng cách:
– Không tiếp xúc với người bệnh.
-Giữ ấm khi đi đường và khi ngủ.
-Không để trẻ ở lâu ngoài trời lạnh.
-Giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn.
-Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu.
-Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp có hại cho đường hô hấp.

Bệnh sốt phát ban

benh tre em
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em, không nguy hiểm, có thể hết sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, sốt phát ban có thể bùng phát thành dịch và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban ở trẻ là sốt cao, có thể lên đến 39 – 39,5 độ C và nổi những nốt đỏ trên da, thậm chí có thể sưng. Một số triệu chứng khác gồm sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy,…
Phương pháp điều trị: Khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám loại trừ các bệnh lý khác và được hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh chuyển nặng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.
Cách phòng ngừa: Hiện chưa có vắc xin phòng sốt phát ban ở trẻ, do đó cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là cho trẻ tránh xa các nguồn bệnh: cách ly trẻ khi lớp học có trẻ nhiễm bệnh, rửa tay sạch sẽ ngăn ngừa virus và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh.

Bổ sung viên uống tăng cường sức đề kháng

Yếu tố cần thiết để tăng cường sức đề kháng là bổ sung các loại thực phẩm thông qua chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày với nguyên tắc: Đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất bột đường, kiểm soát lượng chất béo, cung cấp đủ vitamin và chất khoáng, trong đó phải tập trung vào các vitamin như A, C, D và E và các chất khoáng hỗ trợ cho sức đề kháng hoạt động tốt, ưu tiên sắt, kẽm, selen, iot.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần giữ ấm cho trẻ, vệ sinh đường hô hấp (mũi họng, răng miệng…) sạch sẽ bằng nước sát khuẩn, có chế độ nghỉ ngơi khoa học, vận động hợp lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Vitamin C+Zink - Giải pháp tăng cường đề kháng cho cơ thểVitamin C và Kẽm là hai thành phần không thể thiếu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kết hợp kẽm và vitamin C là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang cần bổ sung một trong hai loại chất này.
Vitamin C sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu, phát huy tác dụng của kẽm và ngược lại, từ đó làm tăng sức đề kháng với một cơ thể khỏe mạnh và làn da tuyệt vời.
 benh tre em
Thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 0967.302.828 để được tư vấn trực tiếp.

*Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.