Hiểu hơn về các nguyên nhân gây đau vai

Tìm hiểu về khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp dễ bị tổn thương trên cơ thể. Dù là do nguyên nhân từ chấn thương bên ngoài hay tổn thương bên trong thì các đau vai thực sự làm người bệnh đau đớn trong thời gian khá dài. Điều thú vị là các chuyên gia chăm sóc đốt sống thường thấy mối liên hệ giữa đau vai và các vấn đề ở xương sống.
 
nguyên nhân đau vai gáy

Cấu tạo của cơ xoay vai gồm 4 múi cơ: Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé, cơ dưới vai. Cấu tạo của khớp vai bao gồm 3 loại xương : xương đòn, xương vai và xương cánh tay. Khớp chính của vai là khớp cầu tròn hay còn được gọi là khớp ổ chảo cánh tay. Trên bề mặt của khớp này có một lớp màng hoạt dịch mỏng và trơn có tác dụng giúp cho khớp xoay tròn được dễ dàng trong bao khớp. Khớp thứ hai là khớp cùng vai đòn, nằm giữa mỏm cùng vai đòn và xương đòn. Các xương vai được cố định với nhau bằng các thớ cơ, gân và dây chằng. Khối cơ xoay là khối cơ nằm ở bả vai, chạy qua khớp vai, có tác dụng giữ khớp vai ổn định vị trí và cử động tốt. Gân là những sợi dai, chắc có tác dụng gắn kết cơ và xương. Dây chằng là bộ phận vòng quanh xương vai có tác dụng giữ xương ổn định. Ngoài ra còn có bộ phận cấu trúc dạng túi, đó là túi hoạt dịch, có tác dụng giúp các bộ phận xương, cơ và gân trượt lên nhau dễ dàng. Túi hoạt dịch này đóng vai trò như miếng đệm giúp bảo vệ cơ xoay từ những cọ xát trong lúc vận động.

Những nguyên nhân gây đau vai

Đau cổ

đau cổ

Đôi khi đau cổ lại là nguyên nhân gây ra đau vai. Các chuyên gia nhận thấy khi bệnh nhân bị đau xuyên qua vai đau hoặc đau ở ngay trong khớp vai thì nguyên nhân có thể nằm ở cổ. Khi bạn bị đau cổ hoặc hệ vận động của cổ có vấn đề thì cơ và dây thần kinh ở vai có thể bị ảnh hưởng. Dây thần kinh chạy ra từ cổ có thể bị chèn ép và gửi tín hiệu đau xuống vai và cánh tay. Ở cổ có cơ thang chạy từ cổ xuống bả vai, khi những khối cơ như cơ thang bị căng hoặc xoắn cơ thì sẽ gây ở vai và đau lan xuống cánh tay.

Rối loạn cơ xoay

Khối cơ xoay bao gồm nhóm cơ và gân chịu trách nhiệm giữ cơ vai ổn định và vận động tốt. Khối cơ xoay bị rối loạn khi khối cơ và gân này bị viêm hoặc tổn thương. Khi khối gân này bị viêm thì đây là cũng là một nguyên nhân làm đau vai. Gân bị viêm có thể là do bị hư mòn trong quá trình sinh hoạt như những hoạt động yêu cầu dùng vai nhiều, mang vác vật nặng, chấn thương hoặc tư thế sai. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây rối loạn cơ xoay là viêm gân ở cơ trên gai hoặc ở cơ dưới gai. Nếu như bạn bị chấn thương vai hoặc viêm nghiêm trọng vùng gân ở vai mà không điều trị thì rất có thẻ bạn sẽ bị rối loạn cơ xoay.

Khi bị rối loạn cơ xoay thì bệnh nhân thường thấy đau ở mặt trước hoặc mặt bên của vai, đặc biệt khi bệnh nhân giơ cánh tay hoặc khi nâng vật lên cao quá đầu. Cơn đau rõ rệt hơn vào ban đêm. Khi bị chấn thương nghiêm trọng thì có thể làm yếu cơ vai, hạn chế tầm vận động và cơn đau có thể lan xuống cánh tay hoặc xuống khủy tay.

Viêm túi hoạt dịch ở vai

 
viêm túi hoạt dịch ở vai

Túi hoạt dịch là bao chứa chất hoạt dịch nằm ở ngay phần cao nhất của vai. Nguyên nhân bị viêm có thể là do hư mòn theo tuổi tác hoặc từ những hoạt động yêu cầu vận động cơ vai nhiều (đặc biệt những vận động quá tầm vai), hoạt động nâng vật, chấn thương, hoặc vận động sai tư thế. Các chuyên gia cho biết viêm bao hoạt dịch là một nguyên nhân phổ biến làm đau vai. Không những thế các chuyên gia còn thấy viêm bao hoạt dịch thường đi kèm với giảm chức năng vận động ở cổ và ngực. Vì thế mà các chuyên gia xương khớp luôn kiểm tra vai rất cẩn thận để tìm ra đầy đủ các nguyên nhân gây đau vai.

Cứng khớp vai

Hay còn gọi là dính bao hoạt dịch, gây đau vai và cứng vai. Qua thời gian, vai bị cứng dần lên làm khó cử động khớp vai. Bệnh nhân thường thấy đau sâu ở trong khớp vai và đau tăng lên khi nâng tay hoặc nằm nghiêng bên vai đau. Người ta chưa biết nguyên nhân thực sự của tình trạng này nhưng một số trường hợp xảy ra sau chấn thương. Cũng có một số ý kiến cho rằng sử dụng quá mức những khớp vai đang bị tổn thương có thể làm cho cho khối cơ vai và gân, dây chằng bị cứng lên. Cứng khớp vai là trường hợp tự giới hạn có nghĩa là tự bản thân nó sẽ phục hồi mà không
cần điều trị. Tuy nhiên, mặc dù triệu chứng đau có thể giảm nhưng hiện tượng cứng vẫn tồn tại. Mục tiêu cốt yếu của điều trị khớp cứng vai là rút ngắn thời gian phát bệnh và phục hồi khả năng vận động. Hầu hết bệnh nhân bị cứng khớp vai sẽ hồi phục trong vòng từ 6 tháng đến 2 năm.

Viêm khớp vai

Viêm khớp vai thường xuất hiện ở những người nhiều tuổi nhưng ngoài ra rất nhiều trường hợp bị viêm khớp không phải do tuổi tác mà nhiều nguyên nhân khác. Triệu chứng thường thấy của viêm khớp là đau tăng dần lên, cơ bị sưng và cứng khớp. Cả hai loại viêm khớp điển hình là thấp khớp và viêm khớp thoái hóa đều có thể xảy ra ở khớp vai.

Cách ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy

Khi bị đau cổ vai gáy nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép gây tổn thương dây thần kinh hay không. Cùng với đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

- Không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Lúc này chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại, không nên cố làm tăng biên độ như bình thường. Nên hạn chế việc quay đầu và nghiêng đầu để cho bệnh tự phục hồi.

-  nên ngồi trước quạt hoặc ngồi điều hòa, vì chỉ càng làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn mà thôi.

- Có thể chườm ấm vùng cổ vai hay chiếu đèn hồng ngoại.

- Có thể nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong khoảng 10 -15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn, giảm đau.

- Khi tắm, nên sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.

2. Trường hợp bệnh ở mức độ vừa

- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Sử dụng miếng dán Salonpas để giảm đau, vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là Methyl Salicylat.

- Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.

- Các vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh, cũng có thể được sử dụng.

Nếu nguyên nhân không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này, bởi chỉ làm cho bệnh đau thêm.

3. Trường hợp bệnh nặng

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn, chẳng hạn như biện pháp châm cứu, sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh (theo chỉ dẫn của bác sĩ).

Cách phòng tránh bệnh đau vai gáy

cách phòng ngừa đau vai gáy

- Mọi người nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.

- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.

- Khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy cần giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, cần tránh tình trạng ngồi sai tư thế.

- Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,...

>> Xem thêm: Những bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ