CÁCH TÁI TẠO SỤN KHỚP, BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH

Bạn có biết, cơ thể chúng ta rất diệu kỳ bởi những thành phần như máu, da, ruột, gan có thể tái tạo lại sau khi đã mất một phần. Đối với những trường hợp tổn thương sụn khớp, người bệnh luôn thắc mắc “sụn khớp có thể tái tạo không”, “cách để tái tạo sụn khớp”... Để trả lời cho những câu hỏi này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tại sao sụn khớp dần biến mất

Sụn khớp là bộ phận xuất hiện hầu hết trên cơ thể như: khớp gối, khuỷu tay, cổ tay… Đây là bộ phận có độ đàn hồi rất cao và giúp cơ thể vận động dễ dàng hơn. Cũng như các bộ phận khác, sụn khớp cũng dễ bị tổn thương và thoái hóa.

Nguyên nhân khiến sụn khớp tổn thương có thể là do: chấn thương, thói quen vận động hay tuổi tác… Một số những nguyên nhân khiến sụn khớp dần mất đi đó là: 

- Tổn thương sụn  khớp: Khi bị chấn thương hoặc vận động mạnh, sụn khớp sẽ bị tổn thương và khó có thể phục hồi được như lúc đầu.

- Lão hóa: Ở người trưởng thành, các tế bào sụn khớp không có khả năng sản sinh và tái tạo. Thêm nữa, khi tuổi chúng ta càng cao, các dấu hiệu lão hóa sẽ đến nhiều hơn dẫn đến việc sụn khớp thoái hóa.

- Di Truyền: Yếu tố di truyền thường gặp ở những bệnh nhân thoái hóa sụn khớp theo thời gian.

Sụn khớp có thể tái tạo được không?

Việc tái tạo sụn khớp ở đây không phải là sản sinh ra sụn khớp mới mà đó là phương pháp hỗ trợ nhằm làm chậm sự thoái hóa tự nhiên. Các sản phẩm có công dụng hỗ trợ tái tạo sụn khớp được sử dụng để giúp làm giảm tổn thương khớp và làm chậm quá trình lão hóa của sụn.

Mặc dù sụn khớp không thể tái tạo được như lúc đầu, tuy nhiên những phương pháp ngăn chặn, phòng ngừa thương tổn sụn khớp và hỗ trợ “tái tạo” sau tổn thương, giúp phục hồi sụn khớp là điều cần thiết với rất nhiều người. Đặc biệt đối với những đối tượng như: người già, người hay vận động, người thường xuyên khuân vác nặng nề...

Biện pháp giúp tái tạo sụn khớp hiệu quả

Việc thoái hóa sụn khớp thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là những người sau 40 tuổi. Bởi thế, để duy trì sức khỏe sụn khớp và làm chậm quá trình lão hóa sụn khớp, bạn cần có những bí kíp riêng sẽ được bật bí sau đây:

Chế độ ăn uống hợp lý

 

Để có một cơ thể khỏe mạnh, việc bạn cần làm đầu tiên đó chính là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Những chất dinh dưỡng trong cơ thể dùng khi chuyển hóa và có những chức năng quan trọng khác đều được cung cấp từ thực phẩm. Thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, chống lại những dấu hiệu lão hóa và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sụn khớp.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn các thực phẩm: cá, thịt đỏ, sữa, trứng, động vật có vỏ, các loại hạt, bông cải xanh, nấm… giúp công cấp cho cơ thể đầy đủ lượng vi chất mỗi ngày. Khi cơ thể được nạp đủ dưỡng chất, các bộ phận sẽ vận hành trơn tru và hoạt động tốt hơn.

 

Nên hạn chế những thức ăn được chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, nước ngọt có gas… bởi chúng khiến quá trình lão hóa của tế bào diễn ra nhanh hơn, khiến sụn khớp thiếu dưỡng chất và thoái hóa nhanh.

Tập luyện thể thao đều đặn, phù hợp

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp ý, hoạt động thể thao, vận động cũng sẽ giúp sức khỏe xương khớp của bạn cải thiện rất nhiều. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng với những người béo phì, trọng lượng cơ thể nặng nề khiến sụn  khớp dễ tổn thương hơn những người nhẹ cân hơn. Việc vận động thường xuyên giúp bạn giảm mỡ thừa, các vấn đề về máu huyết, mỡ máu giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng và giảm tải cho xương cũng như các bệnh lý khác.

 

Khi tập luyện, bạn nên lưu ý việc chọn môn thể thao phù hợp với bản thân. Hãy bắt đầu bằng những động tác, những bài tập nhẹ nhàng để tránh việc xảy ra chấn thương. Đặc biệt, khi vận động bạn đừng quên thả lỏng cơ thể, bổ sung lượng nước đã mất vì chúng giúp cung cấp đủ chất dịch bôi trơn khớp. Việc tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng cũng cần có lịch trình cụ thể, đều đặn, thường xuyên để cơ thể quen dần với những bài tập.

Chú ý đến các thói quen sinh hoạt

 

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày: ngồi xổm quá lâu, ngủ muộn, chấn thương nhưng không thăm khám sớm… đều là những yếu tố làm sụn khớp thoái hóa, tổn thương và viêm. Hãy loại bỏ những thói quen xấu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nói chung và ảnh hưởng tới sụn khớp nói riêng để không gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc giúp tái tạo sụn khớp

Bên cạnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, việc bổ sung những thuốc có tác dụng tái tạo sụn khớp cũng là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp. Lưu ý, khi lựa chọn sản phẩm nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng và nguồn gốc của chúng.

Theo các chuyên gia việc bổ sung sản phẩm có thành phần vẹm xanh New Zealand và Glycosaminoglycans rất có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị các vấn đề về xương khớp, bao gồm cả sụn khớp. Hiện nay, sản phẩm Green Lipped Mussel là sản phẩm hỗ trợ xương khớp được đông đảo người dùng tin tưởng và sử dụng. Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong sản phẩm Green Lipped Mussel  kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.

 

Mặc dù sụn khớp đã bị tổn thương khó có thể tái tạo như ban đầu, tuy nhiên với những nỗ lực thay đổi thói quen, lối sống cũng như việc sử dụng thêm những sản phẩm uy tín giúp tái tạo sụn khớp, bạn hoàn toàn có thể cải thiện, ngăn ngừa ngừa những vấn đề xương khớp. Hãy cố gắng mỗi ngày bạn nhé!