BỆNH KHÔ KHỚP, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh khô khớp là gì 

Bệnh khô khớp chính là căn bệnh thường gặp ở người già tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở những người trong lứa tuổi trên 40.
Khô khớp gối là tình trạng đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi cử động kèm triệu chứng đau. Ở giai đoạn đầu, có thể cơ thể chỉ báo động bằng những cơn đau nhẹ khi gối chuyển động bằng các động tác co, duỗi, gập, xoắn…, nhưng nếu chủ quan và không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu đi, xuất hiện những cơn đau nhức thường xuyên hơn, thậm chí cả trong lúc ngủ, hạn chế vận động, đi lại lâu dần có nguy cơ tàn phế cao. Tuy nhiên, cũng giống như các căn bệnh khác, để chữa khô khớp gối hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, cần phải đánh trúng nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân bệnh khô khớp là gì cũng như cách chữa trị bệnh khô khớp như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng bạn những điều ấy nhé!
bệnh khô khớp

Bệnh khô khớp nếu không kịp thời phát hiến ẽ gây ra nhiều biến chứng 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp

Như chúng ta cũng đã biết khớp xương có cấu tạo bao gồm dây chằng, cơ bắp, gân, sụn và cuối cùng là bao khớp. Và sụn chính là lớp mô trong suốt với đặc tính đàn hồi bao quanh đầu xương. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn các xương chạm vào nhau đồng thời giúp các khớp hoạt động tốt. Thế nhưng đặc điểm của sụn đó chính là nó không chứa mạch máu và dây thần kinh thế nên không được máu nuôi trực tiếp. Chính vì điều này dẫn đến tình trạng rất dễ bị thoái hóa khớp theo tuổi tác.
Quá trình dẫn đến tình trạng sụn bị thoái hóa dẫn đến khô khớp diễn ra như sau: Đầu tiên lớp sụn mềm đi tiếp theo bị tưa và xuất hiện các khe nứt. Chính sự xuất hiện các khe nứt này sẽ khiến cho lớp sụn bị bong tróc và trơ mặt xương dưới sụn. Lúc đó tình trạng bệnh khô khớp diễn ra và khi người bệnh đi lại, hoạt động sẽ gây ra tiếp lạo xạo ở khớp.
Đặc biệt tình trạng khô khớp sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn nếu như chúng ta rơi vào những tình huống như: Tuổi già đến, bị chấn thương, gãy xương, bị thấp khớp, bị đứt gãy dây chằng nhưng lại không được chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó việc ngồi xổm, gác chân, ngồi một tư thế lâu hoặc lao động nặng cũng chính là nguyên nhân khiến cho khô khớp diễn ra nhanh và nghiêm trọng.

Điều trị thế nào?

bệnh khô khớp
Khô khớp gối nếu phát hiện kịp thời sẽ chữa trị và cải thiện được.

Đầu tiên là phải phát hiện nguyên nhân bệnh gây chứng khô khớp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Thứ hai là phải dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Đó là các thuốc chống thoái hóa khớp, chứa các thành phần của sụn khớp như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.
Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Chúng ta cần tích cực điều trị và dự phòng khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.

Cách nào để phòng ngừa và hạn chế khô khớp?

bệnh khô khớp
Thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập để tránh tình trạng khô khớp.

Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.
Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.

Về chế độ sinh hoạt

Người bệnh nên thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp như: Ngồi xổm, xách nặng, lên xuống cầu thang nhiều lần, cong vẹo người, bẻ ngón tay… dẫn đến các cơn đau do khô khớp.
Trong quá trình làm việc, vào thời gian nghỉ ngơi chúng ta cũng nên vươn người, co duỗi tay chân tại chỗ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp bôi trơn khớp, hỗ trợ điều trị khô khớp.
Trên thực tế những người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị khô khớp, do vậy chúng ta nên giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực cho khớp, hạn chế tình trạng khô khớp.
bệnh khô khớp
Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với bệnh khô khớp.

Về chế độ luyện tập

Việc tập thể dục đều đặn cũng rất tốt cho những người bị bệnh khô khớp. Một số bài tập như thái cực quyền, khí công rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp. Trước khi tập luyện, người bệnh nên khởi động trước, bài tập nên tiến hành từ từ, không tập quá sức mà cần có sự tăng dần từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.
Người bị khô khớp cũng không nên tập thể hình hay tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ mà thay hế vào đó có thể lựa chọn những môn có lợi cho xương khớp như đi bộ, đạp xe, bơi lội.

 bệnh khô khớp

Glucosamin được Nhập Khẩu và Phân Phối bởi Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang

                                                                                                                                   Thanh Trang

--------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy , hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP.HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharrma.com/
Hotline: 0866448139
Facebook: https://facebook.com/DuocMyphamThanhTrang/