BỆNH KHÔ KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

Khô khớp là hiện tượng khi các khớp vận động sẽ phát ra âm thanh lục cục, hoặc lạo xạo. Khô khớp không phải là bệnh về xương khớp hiếm gặp, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy bệnh khô khớp có gây nguy hiểm không và giải pháp điều trị bệnh như thế nào, mời bạn tham khảo bài viết phía dưới.

Bệnh khô khớp có gây nguy hiểm không?

Khớp là bộ phận liên kết vật lý giữa các xương trong cơ thể và giúp xương vận động dễ dàng hơn, không đau khi di chuyển. Cấu tạo của khớp bao gồm: xương, sụn, cơ, dây chằng và cuối cùng là gân. Trong đó, sụn được xem là lớp bảo vệ và che chắn cho xương khớp không bị ma sát vào nhau khi bởi trong sụn có chất dịch khớp và lớp dịch nhầy, chiếm khoảng 80% diện tích sụn, đóng nhiều vai trò thiết yếu như:

- Giảm sự ma sát, bôi trơn 

- Cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho sụn và các thành phần khác của khớp

- Bài tiết CO₂ và chất thải của sụn vào máu

 

Khô khớp là hiện tượng các chất dịch khớp bị thiếu hụt khiến độ dày của sụn bị giảm đi và làm tăng độ ma sát giữa các xương, gây ra tình trạng các khớp phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục khi vận động. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp và làm mất dần khả năng vận động.

Giải pháp điều trị bệnh khô khớp

Có nhiều nguyên nhân làm khớp bị khô:

- Giảm tiết dịch khớp do lão hóa

- Tổn thương sụn khớp/ xương dưới sụn do chấn thương, béo phì

- Các bệnh lý nền như xơ khớp, viêm khớp

- Viêm khớp bao hoạt dịch

Các phương pháp điều trị bệnh khô khớp thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

 

Sử dụng thuốc chữa khô khớp

Một số loại thuốc giúp điều trị khô khớp như

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Đây là những loại thuốc không kê toa và thường được sử dụng để giảm viêm, đối với những trường hợp khô khớp nhẹ. Nhóm NSAIDs bao gồm: aspirin, ibuprofen hoặc naproxen sodium. Đây là những loại chống viêm thường được bán phổ biến ở nhà thuốc dưới dạng thuốc bôi ngoài da.

Steroid

Trong những thuốc kê toa steroid thường có chứa corticosteroid có tác dụng giảm viêm và sưng nên thường được sử dụng để điều trị tình trạng khô khớp và giảm đau. Bên cạnh phương pháp tiêm corticosteroid thì chúng ta có thể thay thế bằng cách tiêm axit hyaluronic để cung cấp axit hyaluronic. Đây là một thành phần của dịch khớp giúp bôi trơn khớp, đồng thời giảm ma sát, giảm xóc nhằm hỗ trợ khớp vận động bình thường. 

 

Lưu ý, khi tiêm các thuốc điều trị khô khớp thường gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong nhiều trường hợp, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau trong 1 khoảng thời gian ngắn chứ không có tác dụng lâu dài.

 

Áp dụng vật lý trị liệu

Những bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bạn phục hồi thương tổn sụn khớp, giảm đau tại những vùng khớp bị khô. Tuy vậy, để tránh tình trạng bệnh khô khớp trầm trọng, các bài vật lý trị liệu nên được tập luyện dưới hướng dẫn của các bác sĩ bởi tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh khô khớp mà sẽ có những bài tập phù hợp riêng.

Phẫu thuật

Đối với tình trạng viêm hoạt dịch gây nên khô khớp, các bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật để dẫn lưu tới các vùng bị viêm hoặc nếu bệnh nghiêm trọng hơn sẽ phải cắt bỏ vùng bị ảnh hưởng. Đối với tình trạng viêm khớp gây khô khớp, việc phẫu thuật thường được áp dụng để thay các khớp cần thiết khi những bài tập vật lý trị liệu hay biện pháp thay đổi lối sống không đem lại hiệu quả.

Chăm sóc tại nhà

Những phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc thay đổi lối sống cũng thường được áp dụng để làm giảm đau cho bệnh khô khớp:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế vận động

- Chườm đá giảm sưng khi có các triệu chứng: âm thanh lọc cọc của xương khớp, hiện tượng sưng, nóng, đỏ ở các khớp…

- Chườm nóng hoặc tắm nước ấm

- Đệm các khớp tay, khớp gối bằng cách kê thêm gối để giảm bớt áp lực khi chúng ta nằm nghiêng

 

Bên cạnh những phương pháp điều trị vật lý, bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để giúp quá trình điều trị và phục hồi khớp diễn ra nhanh chóng hơn:

- Bổ sung dầu cá: Bởi trong dầu cá chứa Omega 3 và Vitamin nhóm D, đây là những dưỡng chất hỗ trợ kháng viêm

- Glycosaminoglycans và Vitamin C: Chất này giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.

- Các sản phẩm từ sữa: Dồi dào Canxi giúp xương khớp chắc khỏe

Trên thị trường hiện nay có sản phẩm Green Lipped Mussel là sản phẩm hỗ trợ xương khớp được đông đảo người dùng tin tưởng và sử dụng. Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong sản phẩm Green Lipped Mussel  kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C giúp bạn điều trị và cải thiện các vấn đề xương khớp rất tốt.

Lưu ý khi điều trị bệnh khô khớp

Khi điều trị khô khớp, nên có những điều cần chú ý như:

- Khi tình trạng đau và khô khớp không giảm bớt mặc dù đã thoa thuốc giảm đau từ 5-7 ngày thì nên gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh

- Nếu tình trạng khô khớp do tuổi già gây nên thì cũng nên đến bác sĩ thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của những tình trạng bệnh khác

- Bạn không nên tự ý chữa trị tại nhà nếu đột ngột xảy ra những trường hợp đau khớp như: sưng nhanh, khớp biến dạng, không có khả năng di chuyển…

 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về sự nguy hiểm của bệnh khô khớp cũng như giải pháp điều trị khô khớp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!