BỆNH ĐÔNG MÁU LÀ GÌ? BỆNH ĐÔNG MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐÔNG MÁU LÀ GÌ?

Bệnh đông máu là gì?

bệnh đông máu
Bệnh đông máu hay còn gọi là bệnh rối loạn đông máu di truyền là một chứng bệnh hiếm gặp. Khi mắc bệnh, máu của người bệnh sẽ không đông lại được như bình thường. Có 2 loại rối loạn đông máu di truyền phổ biến nhất là: Rối loạn đông máu di truyền A (do thiếu yếu tố VIII) và Rối loạn đông máu di truyền B (do thiếu yếu tố IX).
Yếu tố VIII hoặc IX là các loại protein quan trọng giúp đông máu. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nồng độ của 2 yếu tố này giảm quá thấp sẽ gây nên các loại rối loạn đông máu. Đây là một loại bệnh mang tính di truyền và hầu như chỉ thấy ở người nam giới. Nếu như trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh máu đông, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn người bình thường. Tuy nhiên không có các yếu tố di truyền trên cũng không có nghĩa là bạn không thể mắc căn bệnh này.

Bệnh đông máu có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, đông máu là một điều cần thiết. Khi bị thương, bạn cần đông máu lại để ngăn chặn chảy máu.
Nhưng  thỉnh thoảng, những cục máu đông lại xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi. Điều này có thể gây nguy hiểm, nhất là khi chúng xuất hiện ở những tĩnh mạch sâu gần cơ.
"Khi những cục máu đông hình thành ở hệ thống sâu hơn trong cơ thể, chúng có thể gây đau đớn và rất nguy hiểm", bác sĩ Luis Navarro - người sáng lập, Giám đốc Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở New York (Mỹ) cho biết.
Kiểu huyết khối này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Chúng được ví như rào chắn trên đường huyết mạch gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn và làm cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn nếu một huyết khối tĩnh mạch sâu tách ra khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến phổi, dẫn đến chứng tắc nghẽn phổi - một dạng cục máu đông ngăn cản cơ quan quan trọng này nhận oxy và máu mà nó cần.
Kết quả là phổi cũng như các cơ quan khác bị tổn thương và sau đó có thể dẫn đến tử vong.
Một số người dễ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu hơn một số đối tượng khác. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của cục máu đông là ưu tiên hàng đầu. Càng phát hiện triệu chứng sớm, bạn sẽ có cách xử lý kịp thời.
"Điều quan trọng là nhận ra các triệu chứng bởi vì chúng thường có thể bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua", và việc điều trị kịp thời là chìa khóa.

Triệu chứng của bệnh đông máu

1. Sưng một bên chi

bệnh đông máu
sưng 1 bên chi - một trong những dấu hiệu của bệnh đông máu 
Một bên chân hoặc cánh tay sưng là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng nghẽn mạch máu.
"Cục máu đông có thể làm nghẽn dòng lưu thông máu ở chân và máu đổ về phía sau cục máu đông, gây tình trạng sưng tấy", bác sĩ Navarro giải thích.
Thế nhưng, chúng ta lại chủ quan, phớt lờ dấu hiệu này, đặc biệt là khi thấy chân sưng to hoặc cứng đờ khi ngồi trên máy bay hoặc trong thời gian bất động lâu.
Hãy cẩn thận nếu một bên chi sưng lên một cách nhanh chóng, nhất là đi kèm với tình trạng đau đớn.

2. Đau chân hoặc tay

Thông thường, đau do bị tắc nghẽn mạch máu thường có thêm các dấu hiệu khác như sưng tấy, đỏ; tuy nhiên đôi khi chỉ xuất hiện triệu chứng này.
"Không may mắn là cảm giác đau đớn do một cục máu đông gây ra dễ bị nhầm lẫn với đau như khi bị căng cơ hoặc chuột rút.. Đó là lí do tại sao cục máu đông thường không được chẩn đoán sớm và trở nên nguy hiểm", bác sĩ Navarro nói.
Cơn đau do cục máu đông có xu hướng xảy ra khi bạn đi hoặc nhấc chân lên. Nếu bạn bị chuột rút, chân thường không thể cử động được, nhất là khi da ở gần khu vực đó trở nên ấm hoặc đổi màu. Hãy đi khám bác sĩ ngay.

3. Vết đỏ xuất hiện trên da

bệnh đông máu

Việc giảm lưu lượng máu từ chân tay trở lại tim làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, đẩy máu vào các mô khác của bạn và gây ra hiện tượng viêm và đỏ. Khi chân của bạn thường xuất hiện màu đỏ, mặc dù là đỏ toàn bộ hay chỉ là những đốm loang lổ và ấm hơn các bộ phận khác thì có lẽ bạn vẫn có thể gặp phải hiện tượng máu đông rồi đấy.
Thực tế, một vết bầm tím là một dạng cục máu đông và bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn không thể nhìn thấy một huyết khối tĩnh mạch sâu. Bạn chỉ có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc như vết bầm tím nhưng thường là những vệt đỏ.
Chứng nghẽn tĩnh mạch gây ra đỏ ở chân, tay bị tổn thương khiến bạn có thể cảm thấy ấm khi chạm vào tay hoặc chân.

4. Đau ngực

Một cơn đau ở ngực có thể khiến bạn nghĩ tới cơn đau tim nhưng thật ra nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi.
"Cả chứng thuyên tắc phổi và cơn đau tim đều có triệu chứng giống nhau", bác sĩ Navarro nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cơn đau do chứng thuyên tắc phổi gây ra có xu hướng dữ dội hơn, đặc biệt kinh khủng khi bạn hít thở sâu. Cơn đau do đau tim thường xuất hiện ở vùng thân trên như vai, hàm hay cổ. Dù trường hợp nào thì bạn cũng cần gọi 911 ngay.

5. Khó thở hoặc tim đập nhanh

bệnh đông máu

Một cục máu đông ở trong phổi có thể làm chậm dòng oxy trong cơ thể. Khi lượng oxy xuống ở mức thấp, tim sẽ đập nhanh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Khi cảm nhận được sự rung động trong lồng ngực và gặp khó khăn khi hít thở sâu thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị thuyên tắc phổi.
Không những thế, bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn thấy những triệu chứng này đột ngột xuất hiện.

6. Ho không rõ nguyên nhân

bệnh đông máu
Ho ra máu - 1 trong những dấu hiệu của bệnh đông máu
Một cục máu đông có thể dẫn đến viêm và tích tụ dịch trong phổi, từ đó khiến bạn ho ra máu.
Nếu bạn ho liên tục, kèm theo đó là triệu chứng khó thở, tim đập nhanh hoặc đau ngực, đó có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi.
"Bạn thường sẽ bị ho khan nhưng thỉnh thoảng, có người có thể ho ra chất nhầy hoặc máu", bác sĩ Navarro cho biết.
Nếu nghi ngờ, bạn hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức.
bệnh đông máu
Lachsoil extra omega 3 được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Thanh Trang
 
----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận cầu Giấy, Hà Nội.
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP.HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
Facebook: https://facebook.com/DuocMyPhamThanhTrang.