A-Z KAPSELN - SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO CỦA 24 VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU MỖI NGÀY


      Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho sức khỏe của chúng ta và khả năng thực hiện của chúng ta.
      Một viên nang A-Z mỗi ngày đã đóng góp đáng kể để đáp ứng nhu cầu của người lớn đối với Vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng.
Mỗi viên nang A-Z chứa:
  Mỗi viên nang (= liều hàng ngày) % yêu cầu hàng ngày
được đề nghị
NRV *
Trên 100 g
viên nang
Vitamin A (RE) 800 μg 100 113 mg
Vitamin B1 1,4 mg 127 197 mg
Vitamin B2 1,6 mg 114 225 mg
Vitamin B6 2,0 mg 143 281 mg
Vitamin B12 1,0 μg 40 141 μg
Vitamin C 60,0 mg 75 8 g
Vitamin D3 5,0 μg 100 703 μg
Vitamin E (alpha-TE) 10,0 mg 83 1 g
Vitamin K1 30,0 μg 40 4 mg
axit folic 200 μg 100 28 mg
axit pantothenic 6,0 mg 100 844 mg
niacin 18,0 mg 113 3 g
biotin 150 μg 300 21 mg
magiê 75,0 mg 20 11 g
Sắt 2,8 mg 20 394 mg
kali 40,0 mg 2 ** 6 g
iốt 100 μg 67 14 mg
clorua 36,3 mg 5 ** 5 g
đồng 1000 μg 100 141 mg
crôm 25,0 μg 63 4 mg
molypden 25,0 μg 50 4 mg
selen 25,0 μg 45 4 mg
kẽm 5,0 mg 50 703 mg
canxi 41,0 mg 5 ** 6 g
* NRV = tham chiếu dinh dưỡng cho lượng ăn hàng ngày theo Quy định (EU) số 1169/2011
** Một lượng bổ sung được khuyến nghị để đáp ứng yêu cầu hàng ngày
* Với tác dụng của các thành phần:

1. Vitamin B6 - giảm ốm nghén cho bà bầu 3 tháng đầu
       Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu và hệ thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai, 70% bà bầu thường có biểu hiện ốm nghén ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc bổ sung vitamin B6 sẽ giúp hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ đầy thai nghén.
Vitamin B6 có nhiều trong rau quả xanh, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 1,9 mg vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Với mẹ bầu bị nghén nặng có thể bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung Vitamin B6 dạng uống, liều nhẹ để giảm thiểu triệu chứng.
Thực phẩm giàu Vitamin B6
2. Vitamin B12 – người bạn giúp bé yêu ngoan ngoãn
     Vitamin B12 đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển số lượng các tế bào máu đỏ, tổng hợp Methionin và quá trình nhân lên của tế bào trong cơ thể.
Ngoài Axit Folic, việc thiếu hụt Vitamin B12 cũng có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ có nồng độ Vitamin B12 trong cơ thể thấp hơn 250mg/L sinh con có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2-3 lần thai phụ được bổ sung đầy đủ. Ngoài ra, những đứa trẻ có mẹ bổ sung vitamin B12 đầy đủ khi mang thai sau khi chào đời cũng ít quấy khóc, tâm trạng vui vẻ hơn những trẻ có mẹ thiếu hụt vitamin B12 trong thai kỳ.
Hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2,6 mcg vitamin B12. Loại vitamin này có nhiều trong các loại hải sản, trứng sữa, dầu thực vật, rau trái cây có màu xanh đậm... hoặc các loại thuốc uống vitamin tổng hợp.
Thực phẩm giàu Vitamin B12
3. Vitamin B1:
     Vitamin B1, là một loại vitamin có khả năng tăng cường năng lượng và cải thiện hệ thần kinh.
4. Vitamin B2:
     Vitamin B2 giúp tăng cường năng lượng, cải thiện thị lực và giúp làn da khoẻ mạnh.
5. Vitamin B6:
     Giúp hình thành các tế bào máu, giảm cảm giác khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.
6. Viatmin K1:
    Vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.
7. Vitamin A:
    Vitamin A giúp xương và răng phát triển.
8. Vitamin D:
    Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và cải thiện cho bộ xương và răng của trẻ hình thành và phát triển. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn muốn hấp thụ một lượng canxi nhất định, thì bạn cũng cần nhờ đến sự trợ giúp của hàm lượng vitamin D trong cơ thể.
9. Vitamin E:
    Vitamin E giúp cho cơ bắp săn chắc, sáng mắt, đẹp da.
10. Vitamin C:
     Vitamin C là một chất chống oxy hoá hữu hiệu, giúp bảo vệ các tế bào và giúp cơ thể người mẹ hấp thụ vi chất sắt, cải thiện hệ thống miễn dịch.
11. Axit pantothenic (Vitamin B5):
     
Vitamin B 5 là một chất chống ôxy hóa, rất cần thiết giúp cho cơ thể chuyển đổi thức ăn thành nhiên liệu để sản xuất năng lượng; cần thiết cho làn da, tóc, mắt và gan khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin B 5 cũng rất quan trọng để sản xuất các tế bào máu đỏ, cũng như kích thích tố tình dục và căng thẳng liên quan đến sản xuất trong các tuyến thượng thận và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp cơ thể sử dụng các loại vitamin khác...

Vitamin B5 có nhiều trong thịt, rau quả, hạt ngũ cốc, trứng và sữa...

     Tác dụng của vitamin B5 với mẹ bầu bao gồm :
         
 - Ngăn ngừa chuột rút, cơ trong thời kỳ mang thai.
         
 - Giải phóng hormone giúp bạn chống lại stress.
          
- Hỗ trợ trao đổi chất, bao gồm: protein, carbohydrate và chất béo.
       
Theo Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ khuyến cáo thì lượng vitamin B5 thích hợp cho người lớn khoảng 5mg/ngày, tăng tới 6mg ở người mang thai và 7mg ở người nuôi con bú.

       Thiếu hụt vitamin B5 hiếm khi xảy ra, và thường xảy ra khi thiếu hụt đồng thời các nhóm vitamin nhóm B khác. Tuy nhiên nếu thiếu loại vitamin này người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngủ gà, mỏi mệt, nhức đầu, dị cảm ở chân và tay kèm theo tăng phản xạ và yếu cơ chi dưới, rối loạn tim mạch, tiêu hóa, thay đổi tính khí và tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi bị thiếu hụt vitamin B5 nên dùng sản phẩm vitamin tổng hợp có chứa vitamin B5.
12. Niacin (Vitamin B3):
   
Tác dụng của vitamin B với mẹ bầu bao gồm :

  • Giữ cho da, hệ thống thần kinh và màng nhầy khỏe mạnh.
  • Giảm buồn nôn, đau đầu và cải thiện tiêu hóa.
  • Giúp não thai nhi phát triển tốt.
   Nhu cầu: Trung bình là 18-35mg/ngày.
13. Biotin (Vitamin B7):
    Tác dụng của vitamin B với mẹ bầu bao gồm:

         - Giúp phôi thai phát triển khỏe mạnh bình thường.
         - 
Hỗ trợ điều trị mẩn ngứa da, móng giòn và rụng tóc.
    
Nhu cầu:
       - Trung bình là 30mg/ngày.
       - 
Nên uống bổ sung trước khi sinh vì nó giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
14. Axit folic - dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ
     Axit folic có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển não bộ và cột sống của thai nhi. Đây là vitamin cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng.
    Thậm chí, ngay từ khi có ý định mang thai và sau khi sinh 6 tháng mẹ bầu nên chú ý bổ sung axit folic. Việc thiếu hụt axit folic có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và cột sống ở trẻ. Dị tật ống thần kinh có thể dẫn tới các bất thường về não và tủy sống gây ra dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ở thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có thể hạn chế 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.
    Người ta nhận thấy, có nhiều thực phẩm chứa axit folic như quả bơ, măng tây, lòng đỏ trứng gà, bông cải xanh, đậu tương... nhưng chúng dễ bị bay hơi và hòa tan trong nước do quá trình nấu ăn. Vì vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ưu tiên bổ sung axit folic dạng viên uống.
+ Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên uống 400 mcg axit folic/ngày.
+ Bà bầu, đặc biệt là thai phụ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic/ngày. Trường hợp, mẹ bầu có tiền sử mang thai sinh con bị dị tật ống thần kinh hoặc có vấn đề về tật nứt đốt sống cần bổ sung 4.000 - 5000 mcg axit folic mỗi ngày có sự hướng dẫn của bác sĩ.
+ Phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ hàng ngày nên uống 500 mcg axit folic.
15. Sắt – bạn đồng hành để mẹ bầu tỉnh táo
      Thiếu sắt trong thời kì mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể uể oải khó tập trung làm việc, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ thai suy dinh dưỡng, sinh non, sảy thai...
      Việc bổ sung sắt cần được thực hiện xuyên suốt thời gian bầu bí, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén và kéo dài sau sinh với hàm lượng khuyến cáo từ 27 mg-45 mg mỗi ngày. Nếu dùng quá liều sắt, mẹ bầu dễ đối mặt với hiện tượng táo bón hoặc nôn ói.
      Hiện nay trên thị trường có nhiều loại viên sắt không gây táo bón được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý tránh uống sữa và các chế phẩm từ sữa ngay khi vừa uống viên sắt. Ngược lại, nên bổ sung thêm vitamin C khi uống sắt để cơ thể tăng khả năng hấp thu.
     Thường xuyên uống nước và bổ sung chất xơ từ rau xanh để giảm thiểu hiện tượng táo bón thai kì.
16. Canxi:
     Canxi có tác dụng tăng cường dưỡng chất cần thiết cho khung xương và hàm răng, giúp ngăn ngừa hiệu tương tắc nghẽn mạch máu, giúp cơ bắp săn chắc và có lợi cho hệ thần kinh.
17. Kẽm:
     Kẽm là một trong những người bạn tốt nhất giúp thai nhi phát triển. Khoáng chất này cũng đặc biệt rất cần cho quá trình phân chia tế bào và sự tăng trưởng của tóc, da và xương. Kẽm cũng giúp phát triển nhận thức của em bé về hương vị và phối hợp cùng insulin để điều tiết lượng đường trong máu để phòng bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Thiếu hụt loại khoáng chất quan trọng này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, em bé sinh ra bị nhẹ cân, sinh thiếu tháng và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, sứt môi hoặc hở hàm ếch và suy giảm thị giác.
    Lượng kẽm bổ sung mỗi ngày cho thai phụ nên là 11 mg. Các nguồn bổ sung tốt bao gồm gà tây, thịt bò, mầm lúa mì, sữa chua, bột yến mạch, ngô, hàu và hải sản có vỏ cứng được nấu chín và trứng.
18. Crôm:
    Crôm kết hợp với các chất khác có thể kiểm soát insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có tác dụng chuyển hóa tinh bột và duy trì sự ổn định của đường huyết trong cơ thể. Vì vậy crôm có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai bởi thai nhi trong bụng bạn cần một nguồn cung dinh dưỡng ổn định để có thể tăng trưởng và phát triển bình thường. Loại khoáng chất đa năng này cũng kích thích sự tổng hợp protein (chất đạm) trong các tế bào của thai nhi cũng nhu đóng vai trò thiết yếu để các cơ, bộ não và hệ miễn dịch hoạt động bình thường. Thiếu crôm có thể khiến bà mẹ mang thai bị sụt cân và làm giảm khả năng kiểm soát lượng glucose trong máu, từ đó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Thiếu crôm cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose ở trẻ.
     Lượng crôm thai phụ cần bổ sung mỗi ngày 30 microgam. Nguồn hấp thụ khoáng chất này gồm có phô mai, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, thịt, cải bó xôi, nấm, đậu Hà Lan và các loại đậu.

19. Đồng:
     Đồng kết hợp cùng sắt sẽ giúp hình thành các tế bào hồng cầu (mặc dù bình thường chỉ có sắt mới được cho là có tác dụng này). Đồng cũng hỗ trợ sự phát triển các mô tế bào, giúp chuyển hóa glucose, hỗ trợ tóc phát triển của tim mạch, động mạch, hệ tuần hoàn, hệ thống xương, não và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt đồng có thể khiến em bé bị co giật và rối loạn thần kinh.
    Lượng hấp thụ mỗi ngày được khuyên dùng đối với đồng trong khi mang thai là 1000 microgam. Bạn có thể bổ sung trực tiếp khoáng chất này từ việc ăn khoai tây, rau xanh lá sẫm màu, nấm, mận khô, tôm hùm, cua, lúa mạch, đậu khô, gạo lứt và các loại hạt.

20. Iốt:
    Iốt là một thành phần của hormone thyroxine (một loại hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể). Iốt cũng cần thiết cho chức năng hoạt động của tuyến giáp, góp phần điều tiết tỷ lệ trao đổi các chất cơ bản của cơ thể mẹ và đóng góp vào sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt iốt có thể làm mức thyroxine trong cơ thể bị sụt giảm.
    Lượng iốt cần được bổ sung trong thời gian mang thai là 220 microgam. Hầu hết mọi người đều hấp thụ được khoáng chất này từ muối i ốt, nhưng hải sản và một số sản phẩm từ sữa cũng là các nguồn bổ sung đáng tin cậy.

21. Magiê:
    Ngoài vai trò là một loại khoáng chất phối hợp cùng canxi để cấu thành xương, magiê còn rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh cũng như thực hiện chức năng của các cơ, đồng thời hỗ trợ cơ thể giải phóng tinh bột. Thêm vào đó, magiê còn đóng vai trò quan trọng trong việc điểu chỉnh nồng độ insulin và đường huyết trong cơ thể và góp phần loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Bổ sung đủ magiê có thể giúp bạn ngăn ngừa bị chuột rút và táo bón khi mang thai. Thiếu hụt magiê nghiêm trọng có thể gây ra chứng cao huyết áp đối với mẹ và khiến em bé bị còi cọc, co giật cơ bắp và mắc các dị tật bẩm sinh.
    Lượng magiê cần bổ sung hàng ngày cho thai phụ là 350 mg. Bạn có thể ăn đậu phộng, các loại hạt, đậu, đậu phụ, sữa chua, sữa, mầm lúa mì, mơ khô, chuối, mận và các loại rau để có thể hấp thụ khoáng chất này.

22. Molypden:
    Molypden có chức năng hỗ trợ một nhiệm vụ cực kì quan trọng: đó là di chuyển oxy từ phân tử này sang phân tử khác. Nó cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và chất béo, đồng thời còn giúp em bé cử động và hấp thụ sắt.
    Lượng molypden cần thiết mỗi ngày cho thai phụ là 50 microgam. Bạn có thể tìm thấy loại khoáng chất này trong đậu khô, ngũ cốc, rau xanh, sữa và gan.
23. Kali:
    Kali phối hợp cùng natri để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào cơ thể – đây là một điều rất quan trọng trong quá trình mang thai khi nồng độ chất lỏng cần được tăng đáng kể. Kali đồng thời cũng điều hòa huyết áp và có thể giúp bạn phòng ngừa chứng huyết áp cao có thể xuất hiện trong thai kỳ. Nó cũng giúp duy trì mức độ đàn hồi của các cơ để ngăn ngừa đau nhức khi mang thai, giảm đau đớn, hỗ trợ khi sinh em bé và giúp đảm bảo tốc độ phục hồi sau khi sinh.
    Phụ nữ mang thai cần 2000 mg kali một ngày. Các nguồn thức ăn chứa kali mà bạn có thể thử bao gồm: chuối, cám, bơ, mơ khô, cam, đào, lê, mận, cà rốt, đậu lăng, lạc, đậu, khoai tây, bí ngô, cải bó xôi, bí, cà chua, thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa.

24. Selenium:
   Selenium có vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật, ngăn ngừa tổn thương tế bào, và phối hợp cùng vitamin E như một chất chống oxy hóa. Ngoài ra, selenium còn có thể kết dính với các độc tố trong cơ thể rồi khiến chúng trở nên chúng vô hại, nhờ đó mà thai nhi sẽ được bảo vệ khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ.            Thiếu hụt selenium có thể gây cao huyết áp và có tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.
Lượng selenium thai phụ cần bổ sung mỗi ngày là 60 microgam. Nguồn bổ sung selenium bao gồm các loại hạt có nguồn gốc từ Brazil, cá, thịt, thịt gà, trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

    Sự kết hợp hoàn hảo của 24 vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng được tổng hợp trong 1 viên A-Z Kapseln giúp bổ sung các Vitamin tổng hợp, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ trong các trường hợp mệt mỏi chán ăn, người sau ốm dậy, suy nhược cơ thể, người già trung niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, hỗ trợ cải thiện, hỗ trợ giảm các triệu chứng nghén khi mang thai, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu.
       
A-Z Kapseln được phân phối bởi Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ mang thai và cho con bú, người suy giảm sức khỏe, suy nhược cơ thể, chán ăn, người sau ốm dậy, người già ăn uống kém, người trưởng thành lao động mệt mỏi, stress cần bổ sung các Vitamin khoáng chất tổng hợp mà cơ thể không tự tổng hợp được. Dùng cho cả nam và nữ.
Cách dùng:
Mỗi lần uống 1 viên, ngày 1-2 lần sau ăn 30 phút, uống đủ nước. Hoặc theo chỉ dẫn của Bác sĩ, Dược sĩ.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo dưới 25°C, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi ở trên bao bì sản phẩm.
NHÀ NHẬP KHẨU: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG\
Địa chỉ: Số 139 Đường Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 02462751051 – 0967302828
Email: xnkthanhtrang@gmail.com
Website: thanhtrangpharma.com
Sản xuất tại: KRÄUTERHAUS SANCT BERNHARD KG
Địa chỉ: Helfensteinstraße 47, 73342 Bad Ditzenbach, Germany (DE) Đức
Tel: +49 (7334) 96540 
SỐ ĐĂNG KÍ SẢN PHẨM3725/2018/ĐKSP