VAI TRÒ CỦA SỤN KHỚP VÀ LƯU Ý ĐỂ BẢO VỆ SỤN KHỚP KHỎE MẠNH

Cấu tạo khớp

Khớp là nơi nối giữa hai đầu xương. Cấu tạo của một khớp cơ bản bao gồm:
Sụn khớp: là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.
Xương dưới sụn: Là phần xương ngay dưới sụn, liên quan chặt chẽ với sụn khớp trong quá trình phát triển và thoái hóa.
Dịch khớp: là dịch trong - có độ nhớt cao, có tác dụng bôi trơn, cung cấp các dưỡng chất cho các cấu trúc bên trong khớp.
Dây chằng: có tác dụng như những dải băng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi cơ thể chuyển động, giúp khớp được vững chắc.
Cơ bắp: co duỗi để làm khớp chuyển động.
Gân: nối xương với cơ để chuyển sức co của cơ vào xương.
Bao khớp (lót bởi màng hoạt dịch): là lớp màng bao bọc quanh khớp, giữ các xương lại với nhau
cấu tạo của khớp

Sụn khớp là gì

sụn là thành phần cấu trúc quan trọng trong cơ thể. Nó là mô mềm, có tính đàn hồi, khá vững chắc nhưng mềm và linh hoạt hơn nhiều so với xương, là một lớp đệm bao phủ và bảo vệ giữa hai đầu khớp xương tại các khớp. Sụn được tìm thấy tại tai, mũi, đĩa đệm, các bộ phận khác trong cơ thể…Sụn được cấu tạo từ các tế bào riêng biệt gọi là nguyên bào sụn (chondrocytes) – đây là yếu tố tạo ra một lượng lớn chất nền ngoại bào sợi collagen và chất căn bản giàu proteoglycan, sợi elastin.
Bản chất của sụn là không chứa mạch máu nên việc hấp thụ dinh dưỡng thông qua mô liên kết dày đặc bao quanh sụn và lõi của sụn. So với các mô liên kết khác, sụn sinh trưởng chậm và không tái sinh được – chính vì điều này mà khi sụn bị tổn thương thì khó hồi phục hơn và dần bị hư hỏng đi, đó cũng là lý do mà khi sụn bị tổn thương thường các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật điều trị sụn nhằm tránh ảnh hưởng đến xương. Và hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đang thực hiện việc nuôi cấy sụn nhân tạo dành cho hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
sụn khớp bị thoái hóa
Khi càng lớn tuổi hoặc vận động nhiều khiến các mô sụn dần bị bào mòn, do các chất dịch nhờn không đủ bôi trơn khiến sụn ngày càng xấu đi. Đến khi bề mặt xương cọ sát vào nhau, lâu dần gây nên gai xương hoặc xương tổn thương dẫn đến đau và viêm xương khớp, đồng thời ảnh hưởng đến các mô xung quanh, khiến vị trí bị tổn thương sưng tấy đỏ và hoạt động khó khăn

Vai trò của sụn khớp

Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu từ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào.
Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản:
Tế bào sụn: không có khả năng sinh sản và tái tạo sau tuổi trưởng thành.
Chất căn bản: có thành phần quan trọng bậc nhất là Collagen type ii .

Làm gì để bảo vệ sụn khớp

Từ tuổi trung niên trở đi, các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp… sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do phải làm việc không ngừng trong thời gian dài, các khớp xương khó tránh khỏi hao mòn, hư hỏng.
Vậy cần làm gì để bảo vệ sụn khớp, làm chậm quá trình phát triển bệnh và phục hồi chức năng xương khớp hiệu quả, những lời khuyên y khoa sau đây sẽ giúp bạn.

Tập luyện kiên trì và đúng cách

luyện tập điều độ giúp sụn khớp khỏe mạnh hơn
Việc tập luyện thường xuyên không chỉ giúp tăng sức mạnh của cơ xương khớp, giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện chất lượng sụn khớp, phòng chống loãng xương, mà còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân, giảm tải trọng lên khớp và tạo sự hưng phấn, vui vẻ do làm tăng Endophin trong não làm giảm cảm giác đau.
Các hình thức tập luyện được khuyến khích cho người bệnh khớp là các loại hình vận động toàn thân vừa sức như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, khiêu vũ, bơi lội… Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ và mức độ thích ứng của từng người mà ta sẽ chọn loại hình nào cho phù hợp, trong đó đạp xe và bơi lội thường phù hợp hơn với những người bị đau khớp gối hay thoái hóa khớp nặng nhờ giúp làm giảm chịu lực lên các khớp. Bạn nên bắt đầu tập ở các khớp không đau với cường độ thấp và tăng dần lên. Khi đang đau khớp, bạn cần giảm mức độ tập hay cho khớp nghỉ ngơi rồi kiên trì tập lại và tư vấn BS thêm.

Dinh dưỡng hợp lý khi bị đau xương khớp

Người càng béo càng dễ bị thoái hóa khớp nên cần phải giảm cân để giảm tải trọng lên khớp. Muốn vậy, bạn cần giảm ăn các món có nhiều đường ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, kem, chè…), giảm các món có nhiều chất béo (đồ chiên rán, thịt mỡ, đồ hộp, thức ăn nhanh…), giảm ăn tinh bột (cơm, xôi, bánh mì…) và tăng rau trái.
chế độ dinh dưỡng cho sụn khớp
Người bị thoái hóa khớp hay viêm xương khớp cần bổ sung đầy đủ và đa dạng hàng ngày các thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, tôm tép, đậu đỗ, đậu hũ, rong biển, nấm…), uống 2-3 ly sữa mỗi ngày hay dùng thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để cung cấp đủ Canxi cho xương, bổ sung thường xuyên các loại rau củ quả có màu đậm (bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, bí đỏ, rau mầm…) và trái cây giàu vitamin C (bưởi, táo, cam, chanh, kiwi, dâu tây…) để cung cấp các chất chống oxy hóa giúp giảm đau, nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá trích, cá mòi, hạt điều, hạt dẻ, quả óc chó, quả bơ, dầu cá…) giúp giảm viêm đau, ăn thường xuyên các loại gia vị (tiêu, tỏi, gừng, nghệ…) cũng giúp giảm đau và bổ sung thêm các thực phẩm giàu Glucosamin và Collagen (xương sụn gân hầm, sữa bổ sung…) để giúp bồi bổ và tái tạo sụn, tăng tính đàn hồi dẻo dai của xương khớp.
Cần tránh xa các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… vì làm ức chế hấp thu Canxi và khoáng chất, gây tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa xương.
 thoái hóa khớp
 
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
 
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
 Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."