SẮT (EISEN) – YẾU TỐ VI LƯỢNG CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ

     Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong cơ thể. Chính vì vậy, hấp thụ đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Nhất là đối với những người phụ nữ mang thai, sắt tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt là một thành phần quan trọng của myoglobin – protein cung cấp oxy cho cơ và collagen, giúp xây dựng xương, sụn và các mô liên kết khác.
    Sắt cần thiết cho việc sản xuất nhiều enzyme thiết yếu và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Hậu quả của việc thiếu sắt
        Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
      Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 đến 50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong đó, thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%, 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân do thiếu sắt.
     Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gày biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu.
Đối tượng hay bị thiếu sắt
     Đối tượng thường bị thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất là phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do cung cấp thiếu, cơ thể hấp thu sắt kém, hay bị mất nhiều (nhiễm giun sán, xuất huyết đường tiêu hóa do viêm nhiễm hay dị ứng, mất qua kinh nguyệt…) hoặc nhu cầu của cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
Phòng ngừa hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt
    Cần đa dạng hóa bữa ăn. Tích cực ăn các thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, heo…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt.
Một số thực phẩm giàu Sắt
    Tuy nhiên hiện nay do tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc bổ sung sắt qua thức ăn cũng đang khiến nhiều người lo lắng. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này là dùng thực phẩm chức năng giúp bổ sung sắt, giúp hỗ trợ tạo hồng cầu, chống thiếu máu do sắt.

Sản phẩm EISEN được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH XNK 
Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Liều lượng: Người lớn uống mỗi ngày 1 viên ngày 1-2 lần. Trẻ em dưới 12 tuổi: uống ngày 1 viên sau ăn 1h.
Thông tin về  Eisen - Kapseln chỉ mang tính chất tham khảo. Quý khách hàng quan tâm vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.