NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM GIẢM HẤP THU CHẤT SẮT

Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các enzym chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.

Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt là một khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Sắt tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng ion Ferrous (hóa trị 2) và Ferric (hóa trị 3). Phần lớn sắt trong cơ thể tham gia vào cấu trúc của hemoglobin (tế bào hồng cầu) và myoglobin (thành phần của sợi cơ). Trong cả hai tế bào này, sắt có vai trò: Nhận, giữ và giải phóng oxy. Ngoài ra, sắt tham gia vào thành phần của một số enzym: catalase, peroxydase và các cytochrome… Nó đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng sinh ra năng lượng, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.
Do đó thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt

Nhóm thực phẩm giàu canxi

thiếu sắt
Thực phẩm giàu canxi sẽ làm giảm việc hấp thu sắt của cơ thể
Nhóm thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, đậu hũ, quả sung, đại hoàng... Chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt vào cơ thể nếu bạn ăn quá 50mg mỗi lần. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể.
Tuy nhiên, một số các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá và sung lại là những nguồn quan trọng của sắt. Chất sắt trong cá dễ dàng được hấp thụ bởi cơ thể. Hơn nữa, canxi cũng là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không nên tránh hoàn toàn các thực phẩm này mà hãy bổ sung chúng một cách chừng mực.

Nhóm thực phẩm giàu phốt pho

thiếu sắt
Thực phẩm chứa nhiều phot pho gây ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt
Cũng như canxi, phốt pho là chất rất quan trọng cho việc duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu sắt vào cơ thể. Phốt pho chủ yếu được tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu... Nhưng thịt, cá, thịt gia cầm... cũng lại là một nguồn tuyệt vời của sắt do đó bạn không nên loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung chúng cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin C để tạo thuận lợi cho sự hấp thu sắt trong ruột.

Thực phẩm giàu chất xơ hạn chế hấp thu chất sắt

thiếu sắt
Thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân dẫn đến việc hấp thu sắt bị hạn chế
Thành phần cám và phytate (phốt pho hữu cơ) trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và bánh mì không men liên kết với các khoáng chất trong ruột, nên chúng không được hấp thu. Điều này làm giảm 65% khả năng hấp thu sắt phi haem (non-haem iron) có trong các loại thực phẩm kể trên. Cám và phytate cũng làm giảm sự hấp thu kẽm, canxi và mangan.
Lời khuyên: nếu đang áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, hãy chắc rằng bạn hấp thu đủ lượng canxi, có thể từ sữa, các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, các loại đậu và hạt. Khoảng nửa lít sữa cung cấp gần đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Đặc biệt, bổ sung vitamin C (từ cam, quýt) giúp tăng hấp thụ sắt phi haem.

Các loại thực phẩm chứa oxalat

thiếu sắt
Thực phẩm chứa nhiều oxalat làm giảm hấp thu sắt của cơ thể
Oxalat là muối hoặc este của axit oxalic có thể làm giảm hấp thu chất sắt trong cơ thể. Rau bina là một nguồn chứa sắt rất phong phú nhưng nó cũng chứa oxalat. Đây chính là lý do tại sao lượng sắt trong rau bina có thể không được dễ dàng hấp thu bởi cơ thể khi ăn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chất oxalat có thể khắc phục được bằng cách ăn rau bina với thức ăn giàu thịt và vitamin C như cam, bông cải xanh. Ngoài rau bina, oxalat có thể được tìm thấy trong củ cải, cải xoăn, trà, sôcôla, đại hoàng, húng quế, rau mùi tây, rau oregano...

Sữa

Ở Mỹ hiện nay các nhà khoa học đang khuyến cáo hầu hết người dân nên uống ba ly sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ "The American Journal of Clinical Nutrition" chỉ ra rằng canxi, một thành phần quan trọng trong các sản phẩm sữa lại đang ức chế sự hấp thu sắt lên đến 50%. Trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ có tình trạng thiếu sắt nên tránh tiêu thụ sữa và thực phẩm giàu chất sắt bổ sung với nhau để cải thiện sự hấp thụ sắt .

Đậu nành 

Người ta cũng đã tìm thấy sự ức chế hấp thu sắt ở đậu nành do có một acid gọi là phytate. Axit này kết hợp với sắt thì sẽ ngăn chặn sự hấp thụ sắt của cơ thể. Trong khi đó đậu nành đang có mặt trong phần lớn thực phẩm chế biến sẵn.

Trứng

Mặc dù trứng vẫn được xem là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên một nghiên cứu trong "The American Journal of Clinical Nutrition" đã phát hiện ra rằng trứng có thể ức chế sự hấp thu sắt khoảng 27%. Lòng đỏ trứng có chứa một loại protein được gọi là phosvitin, mà liên kết với sắt sẽ làm cho ức chế sự hấp thu sắt. Thậm chí trứng được nấu chín kỹ cũng không thể nào loại bỏ được chất này.

Cà phê và trà

thiếu sắt
Cà phê và trà là những yếu tố làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể
Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tannin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt. Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tannin là rượu vang đỏ, táo và nước trái cây mọng và bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể tránh tác dụng ức chế của các loại đồ uống này bằng cách không uống chúng trong vòng hai giờ trước và sau khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm giàu chất sắt nào.
 thiếu sắt
 
 
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139