NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU

Mang thai 3 tháng đầu sức khỏe và dinh dưỡng cần thiết

Khi mang thai, tốt nhất mẹ nên đăng ký khám thai tại bệnh viện nhanh nhất có thể, bởi giai đoạn mang thai 3 tháng đầu này vô cùng quan trọng và khó khăn đối với mẹ, mẹ dễ bị sảy thai nhất và chứng ốm nghén hành khiến mẹ rất mệt mỏi. Nếu khám thai đều đặn sẽ giúp mẹ phát hiện sớm những vấn đề về thai để phòng ngừa, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bữa ăn cho mình.

Dấu hiệu nhận biết mình đã mang thai

Để biết mình đã mang thai hay không mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như trễ kinh, hay buồn nôn, ngực căng đầy, dạ dày khó chịu…

Nếu nghi ngờ mình có thai mẹ có thể mua que thử thai về để thử, đa số các xét nghiệm bằng que thử thai sẽ cho bạn kết quả chính xác nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra để có được xác nhận chắc chắn rằng mình đã mang thai và được bác sĩ đưa ra những lời khuyên mà mẹ nên làm để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ đi siêu âm rất quan trọng.

Siêu âm được tiến hành vào tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Qua lần siêu âm này bác sĩ sẽ xác định tuổi của thai nhi, dự đoán ngày sinh, xác định mẹ mang một thai hay đa thai và bác sĩ cũng có thể chuẩn đoán được nguy cơ sẩy thai ngoài tử cung.
Cũng qua siêu âm bố và mẹ đã có thể thấy được hoạt động của tim thai khi thai nhi được 8 tuần tuổi.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng axit folic quan trọng cho cơ thể . Trong thời gian này mỗi ngày nhu cầu về axit folic cần cho mẹ và sự phát triển của thai nhi là 400mcg.

Loại thực phẩm mẹ được khuyên nên ăn nhiều trong thời kỳ đầu thai kỳ là rau bina (cải bó xôi) và trứng. Bởi vì những thực phẩm này có chứa nhiều choline đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học hỏi ở bào thai. Ngoài ra thì nó còn chứa lượng vitamin A, vitamin B, vitamin B6, sắt, magie, canxi, kali tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chế độ tập luyện khi mang thai


Tập thể dục sẽ đưa đến cho mẹ sức khỏe tốt và thai kỳ khỏe mạnh, tuy nhiên mẹ nên nhớ chỉ tập những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh:
– Lựa chọn cho mình bài tập đi bộ nhẹ nhàng, sự chuyển động nhịp nhàng sẽ đưa đến cho mẹ cảm giác thư thái hơn, đem lại sức khỏe tốt cho mẹ.
– Luyện tập yoga cũng là một môn thể dục rất tốt cho mẹ, yoga sẽ làm dịu hệ thần kinh, tăng cường lượng oxy chuyển tới cho bào thai.
– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh không mang vác vật nặng, hoạt động mạnh. Đừng quên những giấc ngủ ngắn trong ngày để giúp tăng thêm năng lượng cho mình trong ngày.
– Trồng thêm một ít cây xanh trong nhà sẽ giúp loại bỏ khí độc từ các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, chất tẩy rửa khi sử dụng trong phòng. Điều này sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ và thai nhi được đảm bảo hơn. Mẹ chú ý là trong phòng ngủ không trồng cây xanh.
– Học hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ khác sẽ đưa đến cho mẹ nhiều điều quý giá tuy nhiên mẹ nhớ có sự chọn lọc thông tin và suy xét tiếp nhận nó.

Nguyên nhân mất ngủ trong 3 tháng đầu

– Do thai nhi gây sức ép tới bàng quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu đêm, làm mất giấc ngủ của mẹ
– Do cơ thể mệt mỏi bởi sự thay đổi của hormoner progesterone, khiến mẹ trằn trọc mất ngủ.
Để tránh được tình trạng mất ngủ, mẹ nên tránh các loại thức uống có chứa cafein, hút thuốc lá, rượu bia. Duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Cách đối phó với tình trạng ốm nghén

Chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén 3 tháng đầu rất quan trọng. Dù ốm nghén nhưng mẹ không nên bỏ bữa, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít và không nên ăn quá no.Duy trì ăn uống ổn định sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu.
– Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bởi những thực phẩm này chậm tiêu hóa, làm tăng nguy cơ nôn ói.
– Uống nhiều nước, buổi sáng khi thức dậy mẹ có thể uống một ly trà gừng hoặc ngậm một miếng gừng nhỏ cũng sẽ hạn chế được ốm nghén.
Ngoài những lưu ý trên các bạn cũng nên tham khảo qua chế độ bổ sung canxichế độ bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai tại đây nhé