NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp là gì

Huyết áp là biểu hiện áp lực máu trong lòng động mạch máu khi tim bơm máu cung cấp cho các mô trong cơ thể. Sau 1 thời gian, áp lực gia tăng có thể gây tổn thương tim và gây ra đột quỵ
Bệnh tăng huyết áp khá phổ biến. Căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam do tuổi thọ ngày càng cao nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường và thói quen ăn nhiều muối.
cao huyết áp
Cao huyết áp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm 
Huyết áp cao vào thành động mạch liên tục góp phần gây xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch). Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong nhiều năm, người bệnh sẽ không phát hiện ra triệu chứng bệnh. Thậm chí dù không có biểu hiện nào, chứng cao huyết áp vẫn liên tục gây tổn thương mạch máu, cơ quan, nhất là não, tim, mắt và thận.
Việc phát hiện ra  bệnh sớm vô cùng quan trọng. Theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi. Nếu huyết áp tăng, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra huyết áp trong vài tuần để xem các con số có giữ nguyên tình trạng hay không.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay bao gồm  dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ và điều chỉnh lối sống. Nếu bệnh trạng này không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Các chỉ số huyết áp thông thường là bao nhiêu?

Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mm Hg). Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp ‘tâm thu’ – là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định là có huyết áp tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg. Tuy nhiên, trạng thái có lợi cho tim mạch cũng vẫn được đảm bảo ở mức huyết áp tâm thu thấp hơn (105 mm Hg) và mức huyết áp tâm trương thấp hơn (60 mm Hg). Tăng huyết áp được xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên. Các mức huyết áp tâm thu và tâm trương bình thường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chức năng hiệu quả của các cơ quan sinh tồn như tim, não và thận, và đối với sức khỏe nói chung và trạng thái khỏe mạnh.

Những biến chứng của bệnh cao huyết áp

Biến chứng về tim mạch

Cao huyết áp là căn bệnh mãn tính có nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh liên quan đến tim. Khi máu trong cơ thể không thể tự do lưu thông, tim của bạn sẽ phải hoạt động với cường độ nhiều và mạnh hơn nhằm cung cấp đủ lượng máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi xảy ra tình trạng trên, áp lực máu trong động mạch sẽ tăng cao, gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực, loạn nhịp thất thường.
cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có thể đấn đến khó thở suy tim, xơ vữa động mạch.
Cao huyết áp lâu ngày sẽ làm tổn thương nội mạc, phì đại tâm thất, xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh đe doạ tính mạng như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Biến chứng về não

Não là cơ quan quan trọng trong việc điều hành hệ thần kinh ngoại vi của con người. Bên trong não là hệ thống nhiều nơ-ron phức tạp giúp chúng ta tạo lập và tiếp nhận những hoạt động quan trọng như suy nghĩ, lập luận, nghe nhìn, ghi nhớ…
Giống như các bộ phận khác trong cơ thể, não tồn tại và phát triển phụ thuộc nhiều vào lượng máu cung cấp và lưu thông đều đặn. Khi huyết áp lên quá cao, các tế bào, động mạch trong não có thể bị thu hẹp, tổn thương hoặc tắc nghẽn dẫn đến việc quá trình máu lưu thông lên não bị gián đoạn, gây ra các triệu chứng khó kiểm soát như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, bất tỉnh.
cao huyết áp
Cao huyết áp không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não gây đau đầu, bất tỉnh thậm trí là đột quỵ
Từ đó, người bệnh có thể gặp các vấn đề như mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức, tai biến mạch máu não…
Trong một số trường hợp nghiêm trọng khi huyết áp tăng đột ngột quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực nên bị vỡ, máu thấm vào mô não khiến các tế bào bên trong bị tổn thương nặng nề. Lúc này, người bệnh có thể đối mặt với các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, xuất huyết não, liệt nửa người, tử vong

Biến chứng về thận

Thận là bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu có chức năng lọc máu, hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất dư thừa khỏi cơ thể. Để làm được điều ấy, các bộ phận lọc của thận phải trải qua một quy trình dài mà trong đó, mạch máu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thận thực hiện chức năng của mình. Thế nhưng với người mắc bệnh cao huyết áp, nếu không chữa trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí tổn thương đến thận và mạch máu, dẫn đến kết quả khó lường.
Những biến chứng phổ biến gây ra bởi bệnh cao huyết áp là suy thận, xơ vữa mạch máu, xơ vữa động mạch,… Các biến chứng này đều có tác hại khiến khả năng lọc máu và chất thải dư thừa trong cơ thể bị suy giảm, theo thời gian có thể dẫn đến hỏng thận, tử vong.

Biến chứng về mắt

cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng tới mắt.
Nếu bạn nghĩ rằng bệnh cao huyết áp chỉ ảnh hưởng và gây hại đến các bộ phận lớn trong cơ thể, không liên quan trực tiếp đến mắt thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ ấy.
Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra sự tổn thương mạch cung cấp máu đến võng mạc, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như chảy máu mắt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, hay nghiêm trọng hơn là tình trạng mù loà vĩnh viễn.
Để khắc phục được những tình trạng trên hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay hôm nay. Hãy thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và chế độ luyện tập hợp lý. Bổ sung thêm những dưỡng chất từ những viên uống giúp hỗ trợ chống lại bệnh cao huyết áp đem lại một cơ thể khỏe mạnh nhé.
cao huyết áp
 ---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139

Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng, cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."