NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ THIẾU SẮT

Sắt rất quan trọng để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và phổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu sắt ảnh hưởng đến 8/10 người trên toàn thế giới. Ủy ban tư vấn khoa học của Chính phủ Anh về Dinh dưỡng cho hay phụ nữ trong độ tuổi 35-49, những cô gái tuổi từ 15-18, trẻ từ 1-2 tuổi và nam giới từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ thiếu chất quan trọng này.
Sự gia tăng chế độ ăn chay và thuần chay có thể là một phần tác động đến tình trạng nói trên vì cơ thể hấp thu sắt trong thịt dễ dàng hơn, theo Daily Mail.

Những  nguyên nhân gây ra thiếu máu

Giới tính: phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng;
Độ tuổi: trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt. Thai nhi trong bụng mẹ hoặc trẻ nhỏ thường rất khó hấp thụ đủ chất sắt trong bữa ăn hằng ngày. Khi phát triển cơ thể, nhu cầu hấp thụ chất sắt của bạn mới tăng trưởng theo.
Ăn chay: Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác.Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh.
thiếu sắt
Có rất nhiều loại rau của quả chứa nhiều chất sắt
Hiến máu thường xuyên: hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Chế độ ăn uống không đủ chất: Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Không có khả năng hấp thụ chất sắt: Thậm chí nếu nạp đủ chất sắt từ thực phẩm, có trường hợp cơ thể lại không thể hấp thụ chúng. Điều này có thể do bạn phải trải qua phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
Các đơn thuốc kê toa làm giảm axit trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

Dấu hiệu cơ thể thiếu sắt

Làn da (hoặc lưỡi) nhợt nhạt

thiếu sắt
Thiếu sắt dẫn đến da mặt nhợt nhạt, kém sức sống
Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể tạo ra đủ lượng tế bào hồng cầu khiến da, móng tay, mí mắt… tái hơn bình thường. Nếu bạn vẫn không chắc chắn, hãy kiểm tra lưỡi.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí PLOS phát hiện lưỡi là chỉ báo phổ biến nhất của thiếu máu do thiếu sắt, thậm chí phổ biến hơn so với sắc tái xanh trên mặt.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome - RLS) thường tệ hơn vào buổi tối và ban đêm. Nó gây ra cảm giác buồn khó chịu ở bàn chân, bắp chân và đùi, đôi khi, cánh tay cũng bị ảnh hưởng.
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng người RLS thường gặp khó khăn trong hấp thụ sắt từ ăn uống. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 trên tạp chí Sleep Medicine cho thấy những người RLS uống sắt trong 12 tuần, triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Đau đầu và chóng mặt

thiếu sắt
Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt cũng là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt
Greg Weatherhead giải thích, thiếu hemoglobin trong máu do thiếu sắt làm cho oxy đến não không đủ, dẫn đến mạch máu sưng lên và tạo ra áp lực, gây ra đau đầu.
Nghiên cứu năm 2010 của Bệnh viện Đại học Zagreb (Croatia) phát hiện ra đau đầu kinh niên và đau nửa đầu là triệu chứng phổ biến ở những phụ nữ bị thiếu sắt.
Ngoài ra, mức độ sắt thấp còn tác động đến sức khỏe tâm thần. Greg Weatherhead khẳng định: "Sự lo lắng, các cơn hoảng loạn, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và thiếu tập trung tất cả có thể là triệu chứng của thiếu hụt sắt".

Móng giòn

"Mức độ sắt thấp có thể khiến móng tay giòn hơn. Điều này thường đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏida nhợt nhạt. Thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng còn tác động khiến móng lõm và tràn khỏi ngón tay như một cái muỗng", Weatherhead nói.

Tim đập nhanh

thiếu sắt
Tim đập nhanh báo hiệu cơ thể thiếu sắt
Trong trường hợp thiếu sắt, tim phải làm việc chăm chỉ hơn để vận chuyển oxy.
"Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh và thậm chí tiếng thổi của tim (heart murmurs - gây ra do máu lưu thông hỗn loạn khi van tim bị hư hại, khuyết tật, thu hẹp… Đây là tiếng động thêm hoặc bất thường khi tim co bóp, có thể rất nhỏ hoặc ồn to), hoặc trong trường hợp hiếm là suy tim", Greg Weatherhead cho biết.

Luôn mệt mỏi

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng thiếu sắt. Quá ít chất sắt làm mất đi các mô năng lượng, khiến bạn kiệt sức.

Hụt hơi

Biểu hiện này do cơ thể không thể vận chuyển đủ oxy đến cơ bắp và mô một cách hiệu quả. Theo trang web của NHS, hụt hơi cùng với da nhợt nhạt, mệt mỏi và tim đập nhanh là những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt.
thiếu sắt
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thây thế thuốc chữa bệnh
 
 ---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139