KẼM CÓ QUAN TRỌNG VỚI BÀ BẦU VÀ THAI NHI KHÔNG

Kẽm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ, vì thế, việc bổ sung kẽm là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung kẽm thế nào để an toàn và hợp lý? Hãy cùng Thanh trang đi tìm hiểu nhé.

Vai trò của kẽm với mẹ bầu và thai nhi

Kẽm tham gia vào quá trình hoạt động  của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN polymerase trong quá trình nhân bản ADN. Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em.
bổ sung kẽm rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi
Kẽm rất quan trọng với bà bầu và thai nhi
Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hoóc môn (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể. Kẽm duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường giúp bào thai tăng trưởng và phát triển.
Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm trùng và nhiễm các độc tố, làm mau lành vết thương bảo vệ làn da, phòng chống ung thư và chống lão hóa, duy trì hoạt động bình thường của chức năng tình dục cho mẹ bầu.

Dấu hiệu của các bà bầu thiếu kẽm 

Khi bổ sung kẽm trong thai kỳ, bà bầu cũng nên lưu ý về các dấu hiệu thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm ở những phụ nữ mang thai gây ra các tình trạng khó ăn uống và ốm nghén ở thời gian đầu khi mang thai. Không những thế, thiếu kẽm càng làm cho bà bầu mệt mỏi và nôn ói… Khi nghén quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
bổ sung kẽm nếu có dấu hiệu thiếu kẽm ở bà bầu
Nếu bà bầu thiếu kẽm cần được bổ sung kẽm ngay
Ngoài ra, việc thiếu vi lượng này có thể giảm sự tích lũy năng lượng hay các dưỡng chất khác, từ đó giảm tiết sữa hay mất sữa sớm (nguyên do là không tích lũy đủ năng lượng trong lúc mang thai). Bên cạnh đó, thừa kẽm có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm (thừa kẽm ở tam cá nguyệt thứ ba).
Nếu có thời gian, các bà mẹ nên dành thời gian để tham gia thăm khám với bác sĩ để thực hiện phân tích kẽm bằng cực phổ Polarography. Xác định xem mình có tình trạng thiếu kẽm hay không...

Bạn cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

Bổ sung kẽm quá nhiều  có thể dẫn tới buồn nôn, ói mửa, đau bụng và tiêu chảy. Trong thực tế, các chuyên gia của Viên Khoa học Hoa Kỳ đã khuyến cáo bà bầu không nên bổ sung quá 40mg mỗi ngày.
Thông thường, ít người bị rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt lượng kẽm sẽ dần tới ăn không ngon miệng, ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ và khả năng miễn dịch thấp, dễ nhiễm trùng.
Thai phụ (19 tuổi trở lên): 11 mg/ngày
Thai phụ (18 tuổi trở xuống): 13 mg
Bà mẹ cho con bú (19 tuổi trở lên): 12 mg
Bà mẹ cho con bú (18 tuổi trở xuống): 14 mg
Phụ nữ không mang thai: 8 mg
Bạn không nhất thiết phải mỗi ngày bổ sung chính xác lượng kẽm kể trên, thay vào đó có thể cộng dồn lại vài ngày hoặc một tuần để bổ sung luôn một lần.

Những thực phẩm giúp bổ sung kẽm

bổ sung kẽm qua thực phẩm hàng ngày
Những thực phẩm giàu kẽm bạn không nên bỏ qua
Ngũ cốc bổ sung vi chất và thịt đỏ chứa rất nhiều kẽm. Kẽm cũng có nhiều trong tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và sản phẩm từ sữa.
Hàu là loại thực phẩm giàu kẽm nhất, chỉ với một con đã cho bạn lượng kẽm nhiều hơn nhu cầu của cả ngày. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo bạn không được ăn hàu sống khi mang thai vì dễ mắc ký sinh trùng gây bệnh. Hơn nữa, hàu đánh bắt được ở một số vùng còn chứa lượng thuỷ ngân cao.
Bên cạnh việc bổ sung kẽm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày, bạn cũng nên bổ sung kẽm bằng đường uống. Việc bổ sung kẽm bằng đường uống  sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng kẽm nạp vào tránh tình trạng bổ sung thừa hay thiếu kẽm gây ảnh hưởng đến cơ thể.
viên uống bổ sung kẽm
 
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website:  http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."