BỆNH BÉO PHÌ LÀ GÌ? DẤU HIỆU CỦA BỆNH BÉO PHÌ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Hơn 8 triệu người Việt đang mắc bệnh béo phì là con số đáng báo động, cùng với tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh béo phì hiện được xem như đại dịch của thế kỷ 21.
Một lưu ý bạn phải biết là, béo phì khác với thừa cân. Thừa cân là khi cân nặng quá mức so với chiều cao, có thể do lớp mỡ hoặc phần trọng lượng của cơ bắp và nước cơ thể. Khi tình trạng thừa cân quá nhiều không kiểm soát được thì lớp mỡ sẽ dày thêm, tích tụ ở cơ thể, dẫn đến béo phì, đi kèm với đó là nguy cơ mắc rối loạn lipid mỡ máu, huyết áp, tim mạch, xương khớp, ung thư,...
Béo phì rất dễ nhận biết qua bề ngoài cơ thể, thông thường để ước tính, các chuyên gia sử dụng chỉ số BMI.
Chỉ số BIM được tính theo công thức
BIM = Cân nặng / (Chiều cao*Chiều cao)
                  
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á
( IDI&WPRO)
Phân loại WHO BIM (kg/m2) IDI &WPRO (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy) < 18.5 < 18.5
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 – 29.5 23 – 24.9
Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
Béo Phì độ II 35 – 39.9 30
Béo Phì độ III 40 40
Chỉ số BMI ước tính lượng mỡ trong cơ thể, khi BMI > 25 là thừa cân, ở mức trên 30 là béo phì, và khi BMI vượt 40 là béo phì trầm trọng rất nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ số BMI chỉ mang tính chất tương đối, chứ không thể đo được chính xác lượng mỡ trong cơ thể và cũng không chính xác trong mọi trường hợp.
Ví dụ vận động viên thể hình sẽ luôn có chỉ số BMI rất cao, bởi trọng lượng cơ bắp nhưng tỷ lệ mỡ lại ít, nên không thể nói họ béo phì được.
bệnh béo phì
Bệnh béo phì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Các dấu hiệu của béo phì thể hiện qua sức khỏe:
Suy giảm thị lực: Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm.
Cảm giác đói thường xuyên: Béo phì khiến glucose khó đi vào tế bào, từ đó ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, vì vậy cảm giác đói sẽ thường xuyên diễn ra trong ngày kể cả khi thực sự lượng thức ăn nạp vào cơ thể đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.
Bị tê tay chân thường xuyên: Các mô mỡ quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể, lượng đường trong máu cao khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dể bị tê tay chân hơn người bình thường.
Rối loạn cương dương: đây là dấu hiệu thường thấy ở nam giới bị bệnh béo phì, theo thống kê thì có đến 35% – 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.

Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe:

bệnh béo phì
Bệnh béo phì gây ra nhiều biến cứng nguy hiểm
Bệnh béo phì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:
Bệnh hệ tim mạch: Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch.
Biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng: Các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng khi bị béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: đái tháo đường, mỡ máu cao, bệnh Gout.
Ảnh hưởng đến hoạt động cơ: Béo phì gây ảnh hưởng đến đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế(mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp), thoái hóa khớp (đặc biệt là ở háng và đầu gối), đau lưng, thoát bị đĩa đệm, viêm thần kinh tọa
Ngoài ra bệnh béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến một trong số các loại ung thư sau:

1. Ung thư dạ dày

Chất béo trong cơ thể dư thừa có thể gây ra chứng viêm mãn tính, đặc biệt là ở đường tiêu hóa. Viêm mãn tính kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

2. Ung thư gan

Ảnh hưởng của bệnh béo phì trên gan giống như tác hại của việc nghiện rượu, cơ chế gây ra xơ gan và dẫn đến ung thư gan. Đây không phải là những tổn thương gan do đồ uống có cồn gây ra, mà bản thân béo phì là một dạng bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn gây ra.

3. Ung thư túi mật

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật, sự lắng đọng các chất cholesterol nhỏ có thể gây ra viêm túi mật, sỏi mật, từ đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật.

4. Ung thư tuyến tụy

Béo phì làm mất hiệu lực sản xuất insulin. Sau khi tuyến tụy chuyển hóa bất thường, nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên.

5. Ung thư buồng trứng

Tế bào mỡ sẽ tạo ra estrogen, estrogen sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư tử cung ở phụ nữ béo phì sau mãn kinh. Sự gia tăng nồng độ estrogen và viêm mãn tính do béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

6. Ung thư tuyến giáp

Kết quả của một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Y học Quốc tế cho thấy rằng, sự bài tiết hormone tuyến giáp bất thường có thể gây ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, khi trọng lượng cơ thể tăng lên, hình dạng của tuyến giáp tăng lên. Tuyến giáp càng lớn thì càng có nhiều khả năng các tế bào sẽ bị đột biến và trở thành ung thư.

Những giải pháp phòng, chống thừa cân, béo phì

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm mỡ thừa gây bệnh béo phì
Hai yếu tố làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả cần được quan tâm là chế độ dinh dưỡng và các hoạt động thể lực. Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau: thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp kiểm soát tốt lượng năng lượng đưa vào cơ thể; giảm năng lượng ăn vào bằng cách: ăn bớt cơm; hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường (đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt,...) và nhiều muối (thức ăn nhanh, thịt hộp, xúc xích, mì ăn liền...); hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa (bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ,...).
Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ: rau, củ, trái cây; nên ăn các món luộc, hấp, rau củ trộn salad, nấu canh, làm gỏi, hạn chế các món chiên, xào; uống đủ lượng nước mỗi ngày và hạn chế các loại đồ uống có cồn; tạo thói quen ăn uống một cách khoa học; không nên ăn muộn và buổi tối trước khi đi ngủ.
bệnh béo phì
Luyện tập thể dục giúp cơ thể săn chắc tiêu hao mỡ thừa tránh được bệnh béo phì
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, nên tăng cường hoạt động thể lực để làm tiêu hao năng lượng dư thừa (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút mỗi tuần cho người lớn). Các hoạt động thể lực nên được lựa chọn cho phù hợp với lứa tuổi, cũng như tình trạng sức khỏe, bệnh lý của từng người.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm những thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ trong cơ thể. Nhưng hãy là người tiêu dùng thông minh lựa chọn đúng những thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe của bạn nhé!!
bệnh béo phì
Chitosan được nhập khẩu và phan phối bởi Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Thanh Trang
----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139